• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Kinh nghiệm du lịch Tây Tạng - Trung Quốc chi tiết từ A - Z

Tây Tạng là vùng đất được nhiều khách du lịch biết tới với vẻ đẹp huyền bí, độc đáo nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt. Cho dù tách biệt hẳn với vùng đất khác và có khí hậu, địa hình, thời tiết cũng như cuộc sống khắc nghiệt nhưng mảnh đất này vẫn không ngừng thu hút khách du lịch ghé thăm. Cùng tham khảo kinh nghiệm du lịch Tây Tạng tự túc từ A đến Z dưới đây nhé

  • 1. Giới thiệu chung về vùng đất Tây Tạng

    Nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Tây Tạng trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc. Không chỉ sở hữu núi cao, địa hình vùng đất này còn đa dạng với thung lũng sâu, sông băng và sa mạc. Từ tỉnh Nyingchi xanh mướt tới khu vực Ngari hiu quạnh phía tây bắc, Tây Tạng có nhiều địa điểm để khám phá.
     

    Mặc dù có địa hình núi cao hiểm trở, vùng đất này có cơ sở hạ tầng phát triển. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của du lịch, điều kiện nơi ở của Tây Tạng được cải thiện nhiều. Khách sạn và nhà nghỉ được xây dựng ở các thành phố lớn nhỏ, với một số khách sạn xếp hạng sao như Lhasa, Shigatse, Tsedang và Nyingchi. Hầu hết con đường ở Tây Tạng đều rộng và sử dụng tốt. Dọc theo những cung đường, du khách có thể khám phá nhiều điểm tham quan ở vùng đất này.
     

    Được mệnh danh là cực thứ ba của thế giới, Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ sau Bắc cực và Nam cực. Đặc biệt, vùng đất thiêng còn là nơi bắt nguồn của những con sông lớn ở châu Á như Mekong và Trường Giang.

    2. Nên du lịch Tây Tạng vào thời gian nào trong năm?

    Thời gian thích hợp nhất để du lịch Tây Tạng là mùa thu và xuân, khi tiết trời mát mẻ và trong xanh.

    Vào mùa xuân: du lịch Tây Tạng chỉ từ tháng 4 đến tháng 5, vì Tây Tạng đóng cửa với du khách nước ngoài vào tháng 3 do tính nhạy cảm chính trị của Tết Tây Tạng. Thời điểm này nhiệt độ vừa phải, trời trong không mây không mưa, rất thuận lợi để ngắm cảnh chụp ảnh. Và đẹp nhất nhất là cuối tháng 5 đầu tháng 6. 

     

    Tháng 7 và tháng 8 ở Tây Tạng là mùa mưa nên du lịch Phượng Hoàng khuyên mọi người không nên đi du lịch vào khoảng thời gian này.

    Mùa thu là mùa có khí hậu, thời tiết tốt nhất để đi du lịch đến Tây Tạng. Cả tháng 9 và tháng 10 đều là những tháng lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng đỉnh Everest phủ tuyết trắng ngoạn mục khi bầu trời đặc biệt trong xanh, không khí sạch và khô, ít mây. Bạn có thể ngắm nhìn rõ ràng đỉnh Everest từ Tu viện Rongbuk. 

    Mùa đông là thời gian thư giãn của người dân Tây Tạng và nhiều người trong số họ chọn thực hiện một chuyến hành hương đến Lhasa từ các vùng Tây Tạng khác nhau của họ. Các hoạt động tôn giáo nhỏ có thể được tìm thấy ở nhiều góc của Lhasa. Vào mùa đông, các sông băng là một đặc điểm khác thường và nổi bật của Tây Tạng, với các vết nứt và bong bóng băng trên khắp các hồ đóng băng, những khối băng khổng lồ xuất hiện với một màu xanh quyến rũ.

    3. Những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Tạng

    1. Cung điện Potala (Bố Đạt La)

    Địa điểm đầu tiên mà du lịch Phượng Hoàng giới thiệu giới thiệu chính là cung điện Potala, hay còn được gọi bằng cái tên cung điện Bồ Tát. Một khi đã đi du lịch Tây Tạng thì nhất định không thể nào bỏ qua địa điểm đặc biệt này.
     

    Để ghé thăm nơi đây, bạn cần đăng ký trước khi nhập cảnh ở Tây Tạng và phải trải qua một cuộc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Bởi vì, đây nơi đặt Chính phủ, được lựa chọn vì nó nằm ở vị trí lý tưởng giữa hai tu viện Sera, Drepung và thành phố Lhasa. Cung điện này bao phủ cả một pháo đài trước đó đã được xây dựng được gọi là Bạch cung và Hồng cung được xây dựng bởi Songtsän Gampo vào năm 637. Xây dựng từ năm 1645, Potala chính là linh hồn của Lhasa nói riêng và của Tây Tạng nói chung. 
     

    Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Trên mỗi vách của cung điện đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú và nhiều phong cách vô cùng đặc sắc. Không chỉ vậy, tham quan phía sau cung điện bạn sẽ được cảm nhận một không gian lãng mạn, trữ tình với sự bố trí hài hòa của bờ cỏ, hồ nước, tất cả tạo nên một khung cảnh mà bất cứ ai bước vào chiêm ngưỡng đều phải cất lên tiếng trầm trồ.

    2. Chùa Jokhang

    Chùa Jokhang – hay Đại Chiêu, là ngôi chùa Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm tại quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa, được xây dựng vào năm 693. Theo truyền thống, nó được xây dựng cho hai cô dâu của nhà vua là Công chúa Văn Thành của nhà Đường và công chúa Bhrikuti của Nepal. Cả hai được cho là đã mang những hình ảnh và bức tượng Phật giáo quan trọng từ Trung Quốc và Nepal đến Tây Tạng đặt ở đây, như là một phần của hồi môn của họ.
     

    Người Tây Tạng coi nó là ngôi đền linh thiêng và quan trọng nhất, là điểm hành hương thu hút rất nhiều phật tử đến tham quan, chiêm bái. Khi đến đây, bạn sẽ thỏa thích khám phá sự pha trộn độc đáo của thiết kế một Tịnh xá Ấn Độ với thiết kế Tây Tạng Nepal, một trải nghiệm phải có cho chuyến đi du lịch Tây Tạng của bạn. 

    3. Hồ Namtso

    Hồ Namtso là hồ nước mặn nằm ở độ cao nhất thế giới cách Lhasa 240km, ngự trên đỉnh núi Nyainqen Tanglha phủ đầy tuyết trắng. Ngoài cái tên Namsto phổ biến được nhiều du khách biết đến, thì các tộc người sinh sống ở vùng này còn gọi bằng tên khác là Namuchua (tiếng Tây Tạng) với ý nghĩa là “Hồ Trời”, “Biển Trời”. Người Tây Tạng xem Namtso là một trong 4 hồ thiêng liêng nhất của họ.
     

    Với phương tiện là ô tô, xe máy hoặc xe buýt, bạn đã có thể tới khám phá Hồ Namtso và tận hưởng trải khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng nền trời trong xanh phản chiếu xuống mặt nước màu ngọc lam, chắc chắn sẽ làm bạn say đắm quên cả lối về.

    4. Suối nước nóng Yangbajain

    Suối nước nóng Yangbajain, tọa lạc ở độ cao từ 4.290 đến 4.500 mét, là tập hợp suối nước nóng nằm ở địa thế cao nhất thế giới. Bạn có thể thả mình làn nước nóng tự nhiên hoang sơ, cảm nhận đầy đủ sự thư thái và thoải mái tràn đầy trong tâm hồn, gột sạch những phiền lo cũng như áp lực cuộc sống thường ngày, tựa như một khung cảnh thiên đường vô cùng đáng mơ ước. Đây chắc chắn là địa điểm du lịch Tây Tạng hết sức thú vị mà bạn không nên bỏ qua.
     

    5. Núi Himalaya

    Núi Himalaya, nơi đã trở thành biểu tượng với nóc nhà thế giới – đỉnh Everest. Himalay, một địa điểm không thể không đến khi đi du lịch Tây Tạng.
     

    Nơi đây gió tuyết quanh năm cùng thời tiết vô cùng khắc nghiệt, dù vậy nơi đây vẫn luôn thu hút rất nhiều những người đam mê thám hiểm. Họ tìm đến với khát khao chinh phục, để rồi lập tức choáng ngợp tột cùng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mang niềm tin tôn giáo đã thống trị hàng thế kỷ qua ở Tây Tạng. 

    6. Thảo Nguyên Litang

    Litang trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là đồng cỏ xanh mướt. Nếu bạn là người yêu màu xanh, thích đắm mình giữa thảo nguyên rộng lớn dài bất tận, có núi cao lẫn cỏ xanh và hồ nước tĩnh lặng êm đềm, cùng suối nước nóng tinh khiết tuôn trào… thì đây chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn khi đi du lịch Tây Tạng. 
     
     
    Chưa hết, khi đến với thảo nguyên Litang bạn còn có cơ hội khám phá những kiến trúc độc đáo như chùa Ke’er của Hoàng Giáo, chùa Lenggu của Bạch Giáo hay những lễ hội vô cùng ấn tượng và độc đáo, mang đậm bản sắc của con người Tây Tạng địa phương.

    4. Du lịch Tây Tạng nên ăn gì?

    Thịt bò Tây Tạng 

    Thịt bò Tây Tạng rất dai và bổ dưỡng với hương vị tinh tế trở thàng thương hiệu của Tây Tạng.

     

    Thịt Yaksgiàu calo thường được thái nhỏ, người ta sẽ ướp gia vị muối, cùng các gia vị tự nhiên khác sau đó treo lên sợi dây để làm khô tự nhiên.

    Tsampa

    Tsampa là một loại bột lúa mạch rang và là một trong những thực phẩm phổ biến ở Tây Tạng. Người Tây Tạng ăn Tsampa mỗi ngày và mang theo như một món ăn làm sẵn khi đi du lịch. Nếu bạn đến thăm một gia đình Tây Tạng với tư cách là khách, họ sẽ chiêu đãi bằng trà, Tsampa và rất nhiều món ăn địa phương. Bột làm từ bột lúa mạch rang và ghee (bơ yak) là một món ăn đặc trưng của Tây Tạng địa phương.

     

    Mì Tây Tạng

    Mì Tây Tạng thường được ăn kèm với rau đơn giản, thịt bò thái hạt lựu, hành lá xắt nhỏ. Những người sống ở các thành phố của Tây Tạng thích ăn mì Tây Tạng và trà ngọt vào bữa sáng. Một số nhà hàng cũng cung cấp củ cải ngâm và tương ớt để nêm mì. Một số người nói rằng phở Tây Tạng là món ăn hấp dẫn nhất cho bữa ăn vì súp có vị ngon cùng với một chút hẹ để giữ ấm cơ thể.

     

    Trà bơ

    Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng, vừa rất ngon lại giàu dinh dưỡng, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng cho bạn suốt chuyến du lịch Tây Tạng đầy hứng khởi. Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, chống cảm và giúp giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. 

     

    Rượu lúa mạch

    Đến với du lịch Tây Tạng, bạn nhất định cần phải nếu rượu lúa mạch hay còn gọi là bia Chang Tây Tạng. Hương vị của nó hoàn toàn khác lạ và đặc biệt so với những loại rượu khác trên thế giới, không ca, không chát, không đắng; mà lại chua chua, ngọt ngọt, độ cồn cực thấp nhưng vẫn đủ để bạn cảm thấy ấm người trong cái lạnh khắc nghiệt tại Tây Tạng; thậm chí còn có thể khiến bạn say bí tỉ lúc nào không hay đấy.

     

    Sữa chua
     
    Sữa chua của Tây Tạng có thể làm từ sữa tươi đã chế bơ (gọi là Đủ Tuyết) hoặc sữa tươi chưa chế bơ (gọi là Thiếu Tuyết) tùy sở thích. 
     
     
    Đặc biệt phải kể đến sữa chua được tạo từ nấm Kefir Tây Tạng, loại sữa lên men có chứa các vi khuẩn có lợi không thể tìm thấy trong sữa chua thông thường, như Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter species, và Streptococcus species. Vô cùng có lợi cho sức khỏe.

    5. Một vài lưu ý nhỏ khi đi du lịch Tây Tạng

    Sở hữu địa hình cao, thời tiết Tây tạng khá lạnh, hãy mang theo áo ấm, tất, khăn, mũ và nhớ cả giày thể thao cho những chuyến leo bộ nhé!

    Nếu không đổi tiền sang Nhân dân tệ, USD cũng có thể sử dụng được ở Tây Tạng. 

    Tây Tạng chỉ là khu tự trị của đất nước Trung Quốc do đó ngoài visa bạn cần phải xin được giấy phép nhập cảnh vào vùng đất này.

    Không nên du lịch Tây Tạng vào mùa mưa tháng 7 và tháng 8.

    Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm du lịch Tây Tạng chi tiết và đầy đủ nhất cho người mới tới lần đầu. Hy vọng với những thông tin trên chuyến đi của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn và ghi được nhiều khoảnh khắc đáng nhớ tại vùng cao nguyên này! Nếu bạn đang có ý định du lịch Tây Tạng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes