- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Cẩm nang Du lịch
- /
- Kinh nghiệm du lịch Amman chi tiết từ A-Z mới nhất 2024
Kinh nghiệm du lịch Amman chi tiết từ A-Z mới nhất 2024
Nếu bạn chưa từng đến Trung Đông thì Amman là lời chào hoàn hảo dành cho bạn. Amman không chỉ là nơi giao thoa giao của những nền văn minh lớn mà đây còn là một thành phố vừa năng đông hiện đại với sự kêt hợp giữa Đông và Tây. Tuy hiện tại Amman đã phương Tây hóa nhiều nhưng thủ đô của Jordan vẫn giữ được nét tinh tế của Trung Đông, tràn ngập đồ ăn ngon và người dân vô cùng hiếu khách. Điều đặc biệt ở Amman là thành phố nằm trên bảy ngọn đồi và do quy định của thành phố nên tất cả các ngôi nhà phải được xây dựng cùng một bảng màu. Vì vậy khi đứng trên đỉnh đồi ở Amman, nhìn xuống toàn bộ thành phố, tôi cảm thấy Amman như những khối lập phương màu vàng xám được xếp lại với nhau rất thú vị.
Amman là thủ đô và thành phố lớn nhất của Jordan, và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước. Tọa lạc ở miền trung-bắc Jordan, Amman là tỉnh lỵ của tỉnh Amman. Thành phố có dân số 4.007.526 và diện tích 1.680 km2
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã xuất hiện ở Amman thế kỷ 13 TCN, thành phố lúc bấy giờ có tên gọi là Rabbat Ammon. Những năm sau đó, Ammon bị xâm chiếm bởi bộ lạc Assyrian, sau đó là đế chế Ba Tư, Hy Lạp.Thế kỷ thứ 7, thành phố có tên chính thức là Amman trong thời kỳ cai trị của Hồi giáo. Amman từng là điểm dừng chân quan trọng trên tuyến đường buôn bán thương mại của khu vực Trung Đông và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng qua các vương triều Umayyads, Abbasids. Cuối thể kỷ 19, đế chế Ottoman quyết định xây dựng Amman trở thành trạm trung chuyển trung tâm nối liền Damascus và Medina với 2 mục đích chính : thương mại và phục vụ cho những cuộc hành hương về thánh địa Mecca.
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã xuất hiện ở Amman thế kỷ 13 TCN, thành phố lúc bấy giờ có tên gọi là Rabbat Ammon. Những năm sau đó, Ammon bị xâm chiếm bởi bộ lạc Assyrian, sau đó là đế chế Ba Tư, Hy Lạp.Thế kỷ thứ 7, thành phố có tên chính thức là Amman trong thời kỳ cai trị của Hồi giáo. Amman từng là điểm dừng chân quan trọng trên tuyến đường buôn bán thương mại của khu vực Trung Đông và tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng qua các vương triều Umayyads, Abbasids. Cuối thể kỷ 19, đế chế Ottoman quyết định xây dựng Amman trở thành trạm trung chuyển trung tâm nối liền Damascus và Medina với 2 mục đích chính : thương mại và phục vụ cho những cuộc hành hương về thánh địa Mecca.
Năm 2010, dưới sự lãnh đạo của vua Abadullah II, Amman được các nhà kinh tế đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vùng Trung Đông và là thành phố đắt đỏ đứng thứ 4 trong thế giới các quốc gia Ả Rập sau Dubai, Abu Dhabi và Beirut.
Amman ngày nay là điểm du lịch rất hấp dẫn vì thành phố là sự pha trộn độc đáo giữa cũ và mới. Bạn có thể thấy những tòa nhà cao tầng hiện đại và kiến trúc mang dấu ấn cổ xưa cách đây hàng ngàn năm cùng tồn tại, hòa quyện với nhau.
Những điểm hấp dẫn ở Amman bạn không nên bỏ qua
Amman Citadel
Citadel là cụm công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 tới thế kỷ thứ 8 TCN. Theo các bằng chứng khảo cổ thì đã có nhiều nền văn hóa từng xuất hiện ở đây như Ba Tư, Hy Lạp, Byzantine và Hồi Giáo nhưng ngày nay chỉ còn lại vết tích của người Hy Lạp và Byzantine. Đó là đền Hercules, nhà thờ Byzantine và cung điện Umayyad.
Đền Hercules được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Marcus Aurelius từ năm 161-180 để thờ vị thần sức mạnh Hercules trong thần thoại Hy Lạp. Ngôi đền chỉ còn lại hai cây cột mang đậm chất La Mã cổ đại mà bạn có thể nhìn thấy từ bất cứ nơi nào trong thành phố. Ngay trước ngôi đền là một bàn tay bằng đá trắng được chế tác tinh xảo, thể hiện trình độ thủ công bậc thầy của thời kỳ đó.
Nhà thờ Byzantine được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 hoặc 7 trong thời kỳđế quốc Byzantine sang xâm lược và chiếm đóng vùng đất này. Hiện nay, gần như nhà thờ đã bị tàn phá chỉ còn lại hàng cột Corinthian cao sừng sững mang đậm kiến trúc La Mã. Cung điện Umayyad là công trình nổi bật nhất ở Citadel được xây dựng đầu thế kỷ thứ 7 với kiến trúc Hồi giáo điển hình, gồm một khoảng sân mở để tập trung cư dân, bể chứa nước và một sảnh chính. Mái vòm của cung điện gần như còn nguyên vẹn, bên trong được trùng tu lại bởi các nẹp gỗ. Nằm cách không xa cung điện là Bảo tàng Khảo cổ học Jordan với hàng trăm bức tượng, các vật dụng cổ xưa của cuộc sống hàng ngày, như đồ gốm, thủy tinh, đá lửa và các công cụ kim loại được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Đền Hercules được xây dựng trong thời kỳ trị vì của Hoàng đế Marcus Aurelius từ năm 161-180
Nhà thờ Byzantine
Nhà hát cổ
Dọc theo sườn núi của ngọn đồi khu thành cổ Citadel là nhà hát được xem là di sản ấn tượng nhất của thời kỳ La Mã ở Amman. Nhà hát được Hoàng đế Antoninus Pius xây dựng vào thế kỷ thứ 2, khán đài gồm 33 hàng được thiết kế ấn tượng bởi lối kiến trúc có hình dáng nghiêng và dốc, có sức chứa hơn 5000 người. Đứng từ Citadel nhìn xuống, nhà hát thực sự là một công trình đỉnh cao vì sự đồ sộ và sự tài tình của người cổ đại.
Cung điện Umayyad
Cung điện Umayyad còn được gọi là Al–Qaser đã có từ thế kỷ thứ 8, nơi đây được biết đến là địa điểm được gìn giữ tốt nhất và tráng lệ của cụm thành cổ tại Amman. Hầu hết vật liệu để xây dựng nên lâu đài là đá vôi và đá bazan. Trong ánh sáng mờ ảo linh thiêng của lâu đài những bức tranh vẽ trên tường hiện ra một cách sống động đó là sự tái hiện cuộc sống của người dân thế kỷ thứ 8, những bức tranh này ngoài được các nghệ nhân vẽ còn đặc biêt ở chỗ chính tay nhà vua cũng đã cầm bút vẽ nên một số bức khác nhau trong chính cung điện của mình.
Jerash
Ẩn mình hàng trăm năm dưới lớp cát thời gian là một thành phố cổ vĩ đại, nơi từng là minh chứng cho thời vàng son của Alexander Đại đế, các hoàng đế Trajan và Hadrian và nhà toán học Nichomachas. Năm 63 TCN người La Mã chiếm đóng thành phố, biến nơi này trở thành một một địa phận của người La Mã ở vùng Syria. Đến thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, Jerash đạt tới sự cực thịnh về giàu có và phồn hoa với hàng loạt công trình như trường đua ngựa, nhà hát với sức chứa tới 4000 người, đền thờ Thần Zeus và đền thờ nữ thần Artemis. Năm 106, hoàng đế La Mã Trajan cho tiến hành xây dựng những quốc lộ để nối liền các thành phố nằm trong quy hoạch lại với nhau và tập trung phát triển thương mại riêng cho thành phố Jerash.
Jerash đã bị phá hủy trong một trận động đất vào năm 749 khiến người ta hay so sánh với một thành phố La Mã vĩ đại khác: Pompeii - tàn tích được nhà thám hiểm người Đức Ulrich Jasper Seetzen phát hiện lại vào năm 1806. Hiện tại, nó là một trong những thành phố La Mã được bảo tồn tốt nhất ở Trung Đông
Cổng Hadrian: trước khi vào trung tâm Jerash bạn sẽ đi qua cánh cổng hoành tráng được xây dựng để kỷ niệm chuyến thăm của Hoàng đế Hadrian vào năm 129.
Thánh địa của thần Zeus: tàn tích của ngôi đền hiện tại có niên đại từ năm 162-166, nhưng các cuộc khai quật ở đây đã phát hiện ra nhiều di tích khác của ngôi đền từ thời Hy Lạp.
Quảng trường công cộng hình Oval: nơi diễn ra những cuộc hội họp cộng đồng. Đây là quảng trường hình bầu dục duy nhất ở một thành phố thời Cổ đại và được bảo tồn đến tận ngày nay
Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Amman
- Mùa đông: Amman lạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Trong thời gian này có thể mưa thường xuyên, đôi khi có tuyết và ban ngày khá ngắn. Tuy nhiên vẫn có những ngày nắng đẹp và sẽ rất ít khách du lịch và giá cả cũng thấp hơn.
- Mùa xuân: thời tiết đã ấm hơn tuy nhiên vẫn còn khá nhiều mưa. Tuy nhiên đã bớt lạnh hơn, nhiệt độ khá dễ chịu.
- Mùa hè: rất nóng nên bạn sẽ mất sức khá nhanh.
- Mùa thu: từ tháng 9 đến tháng 11, thời tiết dễ chịu giống mùa xuân
Như vậy bạn nên tới thăm Amman vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10, 11
Các bài viết khác