• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Khám phá Tùng Phan cổ thành - địa điểm nổi tiếng của Cửu Trại Câu

Nằm ở vị trí trung tâm nối giữa thung lũng Cửu Trại Câu, Hoàng Long và đồng cỏ Hồng Nguyên cùng một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác, thành cổ Tùng Phan là nơi không thể bỏ qua bởi bề dày văn hóa lịch sử và những điểm tham quan đặc sắc với vô số những điều thú vị đang chờ đón du khách.

Tùng Phan cổ thành ở đâu?

 



Nằm ở phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên và phía đông bắc của tỉnh tự trị A Bá Tây Tạng, Tùng Phan giáp với quận Cửu Trại Câu và quận Bình Vũ ở phía đông, quận Mậu ở phía nam và hai quận Hồng Thủy và Hắc Thủy ở phía tây. Thành cổ Tùng Phan cách Thành Đô khoảng 335 km và Mã Nhĩ Khang khoảng 430 km. Nhờ địa hình phức tạp và độ cao lớn, khoảng 2849,5 mét so với mực nước biển, nên các mùa ở Tùng Phan không có sự thay đổi rõ rệt trong năm, thuận tiện cho du khách ghé thăm quanh năm.
 
Được chính thức xây dựng từ thời nhà Minh (1368-1644) bức tường thành vững chãi của thành cổ Tùng Phan được tạo nên từ những viên gạch xanh vô cùng chắc chắn được làm từ gạo nếp, vôi và dầu gỗ Trung Quốc, mỗi viên gạch nặng đến 30kg, đảm bảo sự vững chắc của bức tường thành.
 
Thành Tùng Phan là một trung tâm kinh tế, chính trị và thương mại quan trọng giữa Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải và Tây Tạng trong nhiều thế kỷ. Ngựa và trà là hai loại hàng hóa quan trọng nhất thời bấy giờ, đồng thời cũng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này trong thời hiện đại. Ngoài câu chuyện về cuộc hôn nhân lịch sử giữa công chúa Văn Thành và vua Tây Tạng Tùng Tán Cán Bố ngày xưa (hiện có bức tượng lớn ngay tại cổng vào thành cổ Tùng Phan) thì đây cũng là chứng nhân của hai cuộc diễu hành quan trọng của quân đội Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông và Chu n Lai lãnh đạo vào năm 1935. Bên cạnh những câu chuyện lịch sử đầy cảm hứng và cảnh thiên nhiên tuyệt vời, sự đa dạng văn hóa cũng là một trong những nét thu hút chính của thành cổ này. Nhờ nằm ở khu vực trung tâm, đây là nơi sinh sống của các dân tộc Hán, Hồi, Khuyên và Tây Tạng tạo nên văn hóa Kangba đặc sắc hiếm hoi của lịch sử Trung Quốc. Thành cổ Tùng Phan cũng là nơi tập trung nhiều đền chùa của Hồi giáo, Phật giáo và Đạo giáo trong vùng. Những văn hóa tôn giáo này ảnh hưởng và bổ trợ cho nhau một cách tinh tế, khiến cho văn hóa ở Tùng Phan ngày càng toàn diện hơn. Nếu có dịp, bạn hãy ghé Tùng Phan vào khoảng tháng giêng để trải nghiệm nét văn hóa tôn giáo độc đáo của thành cổ này thông qua những lễ hội đặc sắc được tổ chức vào khoảng thời gian này trong năm.

Tùng Phan cổ thành có gì đặc sắc?

Tường thành cổ



 
Thành cổ Tùng Phan nổi tiếng nhất bởi những bức tường thành sừng sững tồn tại qua ngàn năm lịch sử. Được xây dựng từ thời nhà Minh, toàn bộ khu vực thành cổ được chia làm hai lớp, với tổng cộng bảy cổng thành, hai cổng bên ngoài và năm cổng bên trong, ngăn cách toàn bộ khu vực dân cư với bên ngoài thành. Tường thành có chiều cao 10 mét, chiều rộng 30 mét và dài tổng cộng 6200 mét. Đây cũng là bức tường thành dày nhất Trung Quốc.
 
Trên mỗi cổng thành là một tòa tháp được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Quốc có mái cong và được chạm khắc cầu kỳ. Cùng với đó, nhờ việc sử dụng những vật liệu vô cùng chắc chắn, thành cổ vẫn có thể trường tồn qua thời gian. Đứng trên cổng thành, du khách có thể trải tầm mắt ra toàn bộ khu vực thành cổ Tùng Phan và cả khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh đó với giá vé khoảng 40 RMB. Lưu ý cổng thành sẽ phục vụ khách từ 9h00 đến 18h00.

Phố cổ Tùng Phan



 
Nằm bên trong thành cổ, phố cổ là nơi du khách có thể trải nghiệm những nét cổ xưa còn lưu lại của một khu vực từng chứng kiến nhiều biến động của lịch sử. Băng qua một con hào bảo vệ để vào bên trong thành, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ kính nằm xung quanh bốn trục đường chính của khu phố. Những quán trà cổ kính ven sông, những ngôi nhà nhỏ tựa lưng vào núi và những cây cầu nhỏ có từ xa xưa chắc chắn sẽ khiến du khách cảm giác như được xuyên không về lịch sử.
 
Để tham quan trọn vẹn khu vực này, du khách nên ghé thăm vào mùa hè hoặc mùa thu, khi thời tiết tốt hơn và khung cảnh thành phố cũng rõ ràng hơn. Lưu lại khoảng 2 đến 3 ngày là thời gian thích hợp hết thăm thú hết toàn bộ cảnh quan của phố cổ. Bạn sẽ không phải trả phí khi ghé thăm nơi này.
 

Sự kiện lịch sử gì diễn ra ở đây?

Huyện Tùng Phan có lịch sử hơn 2300 năm thì riêng thành cổ này đã tồn tại hơn một ngàn năm. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng giai thoại nổi bật nhất ở thành cổ này là dấu mốc giao bang Hán – Tạng: công chúa nhà Đường kết hôn với vua Tây Tạng.





 
Khách thập phương đi tour Cửu Trại Câu qua đây sẽ ấn tượng ngay với bức tượng ngay trước cổng thành cổ. Đó là tượng công chúa Văn Thành và vua Tây Tạng Tùng Tán Cán Bố (Songtsan Gampo). Người xưa kể rằng, nhà Đường và Thổ Phồn (cách người Trung Quốc xưa gọi Tây Tạng) từng xảy ra chiến tranh, quân Tây Tạng đã tiến tới Tùng Châu (nay là Tùng Phan). Sau chiến dịch chinh phạt Thổ Phồn của Đường Thái Tông trong giai đoạn 635 – 638, người Tây Tạng thua, rút quân về nước. Sau đó vua Tùng Tán Cán Bố đã phái sứ giả sang nhà Đường để tái thiết lại quan hệ 2 nước. Hoàng đế nhà Đường chấp nhận đề nghị và gả công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Cán Bố, như một phần của việc ký kết hòa ước giao hảo Hán – Tạng. Cũng từ đó, người ta cho chính công chúa là người đưa Phật Giáo vào Tây Tạng.
 
Tùng Châu này chính là nơi vua Tây Tạng đã đón công chúa về nước.

So với Lệ Giang cổ trấn hay Phượng Hoàng cổ trấn thì Tùng Phan cổ trấn có diện tích khá khiêm tốn và ít người biết đến. Với nhiều người thì đây chỉ là điểm dừng chân để rẽ đi Cửu Trại Câu. Tuy nhiên hãy thử đi chậm lại một chút, lắng nghe hương gió cao nguyên, uống một tách trà bơ Tây Tạng, cảm giác mệt mỏi của chặng đường di chuyển sẽ tan biến, giúp bạn sảng khoái, thư thái hơn đấy.

 

Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes