• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Khám phá chùa Đại Chiêu - Tây Tạng

Chùa Đại Chiêu (Jokhang tempel) là ngôi chùa theo Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000 thuộc Lhasa, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Barkhor. Chùa nằm trên đường Bát Giác Nhai (Bakhor Square ) – lấy Đại Chiêu tự làm trung tâm. Đối với người Tây Tạng đó là ngôi chùa linh thiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của người Tạng .

Từ lâu, Tây Tạng đã được biết đến là xứ sở Phật giáo huyền bí, ví như “cực thứ ba của Trái Đất”. Là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, nơi đây nổi tiếng cùng các vị Phật sống, tiêu biểu là 14 đời Đạt Lai Lạt Ma – được người Tây Tạng xem hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính.

Miền đất chư thiên này quy tụ tất cả những điều linh thiêng và huyền bí nhất mà bất kỳ tín đồ Phật giáo nào cũng đều mong ước tìm đến để hành hương và chiêm bái. Và nổi trội nhất có lẽ chính là chùa Đại Chiêu thuộc thành phố Lhasa

 

Đây là điểm hành hương quan trọng đối với những tín đồ Phật Giáo, đặc biệt là người dân Tây Tạng. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Được bắt đầu xây dựng trong những năm đầu thế kỷ thứ VII, thời điểm mà vua Songtsem Gampo đang đẩy mạnh việc truyền bá đạo Phật đến với người dân Tây Tạng. Theo kiến trúc ban đầu, chùa Jokhang bao gồm 8 đền thờ, tuy nhiên, trải qua sự tàn phá của thời gian và nhiều lần tu sửa, cải tạo đã được mở rộng tới quy mô như ngày nay.
 

Đại Chiêu tự là thờ bức tượng Phật Bạc lớn nhất Trung Quốc, được đúc hoàn toàn từ 1,5 tấn bạc, tượng được đúc cao khoảng 3m và đang trong tư thế ngồi nên còn có tên gọi khác là Chùa Phật Bạc. Ngoài ra, chùa còn thờ bồ tát Địa Tạng Vương Thổ Phồn, đại sư Tông Khách Ba – Sư tổ của Hoàng Mạo Giáo, …Trước tượng Thích ca mâu ni được thiết kế với hai con rồng đang uốn lượn trên những chiếc cột thông thiên, chúng được làm từ bột giấy và bùn. Sau những thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của thời gian, hai con rồng không hề có dấu hiệu bị rạn nứt nào mặc dù chúng được làm từ đất và trống rỗng ở bên trong.
 

Nổi tiếng là chùa linh thiêng và có lịch sử lâu đời nhất tại Lhasa, chùa Đại Chiêu gần như lúc nào cũng bị bao vây bởi những đoàn người hành hương về đất Phật và những khách du kịch về tham quan. Mặc dù luôn đông người, nhưng không gian tại đây rất thanh tịnh, bởi trong mỗi bước đi mọi người đều niệm những câu kinh Phạn – Tạng.

Bước vào sân chùa Đại Chiêu, du khách sẽ bị cuốn hút bởi sự trang nghiêm toát lên từ kiến trúc rực rỡ pha trộn tinh hoa Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, và cả nhà Đường của Trung Hoa. Mỗi bức tường của Đại Chiêu đều là những bức tranh mural khổng lồ với hoạ hình Phật Thích Ca đẹp cổ kính, màu sắc trải qua hơn 10 thế kỷ nhưng nhìn vẫn lạ lẫm và cuốn hút.

 

Trước cửa của chính điện Jokhang là tấm màn che lớn có hình ảnh quen thuộc của Phật giáo: Bánh Xe Pháp Luân – tượng trưng cho Phật giáo muôn đời (Buddhism Forever), 2 con hươu trong truyền thuyết Phật Thích Ca thuyết giảng nơi vườn Lộc Uyển (Sarnath), và ngoài cùng là tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) nơi Đức Phật giác ngộ và giải thoát.
 

Chùa Đại Chiêu xây theo hướng Tây, cao 4 tầng và rộng tổng cộng 25km2; bên trong chùa ngoài tượng Đức Phật Thích Ca dát vàng được bảo vệ cẩn mật, còn có các bức tượng và gian điện thờ sư tổ Hoàng Mạo Giáo – đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) cùng các đại đệ tử, tượng các Tạng Vương Thổ Phồn, tượng các Hộ Pháp của phái Cách Lỗ (Gelugpa Sect) có kích cỡ bằng người thật.
 

Ánh sáng bên trong chùa lấy ánh sáng tự nhiên là chính, kết hợp với những ngọn đèn nến làm từ mỡ bò Yak khiến màu sắc bên trong chùa lung linh huyền ảo hơn. Khác với chùa của Trung Quốc hay Việt Nam, các chùa ở Tây Tạng không nghi ngút khói hương, thay vào đó là mùi nồng nồng của mỡ bò bởi theo người Tạng, mỡ bò Yak khi đốt không tạo ra khói nhờ đó không gây hư hại đến các bức tượng hay tranh thangka treo trong chùa, ngược lại, mỡ bò Yak như phủ một lớp bóng đặc trưng lên các pho tượng. Những người hành hương mộ đạo khi vào lễ bái các tu viện và chùa chiền đều không quên mang theo một chiếc phích nhỏ chứa mỡ bò Yak mà họ sẽ thành kính rót vào các lư đèn như một sự dâng hiến nhỏ vinh danh Phật pháp.

Chùa Đại Chiêu đã được UNESCO công nhận là Di Sản văn hóa thế giới, cùng với Cung điện Potala (năm 1994) và Cung điện Mùa hè Norbulingka (năm 2001), trở thành bộ ba đơn nguyên quần thể kiến trúc độc đáo, thu hút khách thập phương tìm đến du lịch Tây Tạng.

Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes