- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Cẩm nang Du lịch
- /
- Điếu Cước Lâu - Kiến trúc ngàn năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Điếu Cước Lâu - Kiến trúc ngàn năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng là một đô thị cổ có tuổi đời hàng trăm năm nằm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong số các loại hình kiến trúc đô thị cổ ở đây, nổi bật lên là kiểu kiến trúc Điếu Cước Lâu. Đây là một loại hình kiến trúc nhà ở dân gian mang nhiều sắc thái văn hóa địa phương độc đáo khiến nơi đây tách biệt hoàn toàn với thế giới hiện đại. Cùng chúng tôi theo Tour Phượng Hoàng Cổ Trấn để chiêm ngưỡng lối kiến trúc Điếu Cước Lâu nổi tiếng này nhé!
Điếu Cước Lâu là gì?
Điếu Cước Lâu là một kiến trúc cư trú truyền thống kiểu nhà sàn rất phổ biến của các dân tộc thiểu số như Miêu, Đồng, Choang, Thổ Gia… ở lưu vực phía Nam sông Trường Giang, Tây Nam Trung Quốc. Khác với các kiến trúc nhà sàn thường thấy với toàn bộ ngôi nhà được dựng trên các cột gỗ, Điếu Cước Lâu chỉ có một nửa sàn hoặc các phần biên mở rộng của sàn nhà tựa trên các hàng cột được chống vào sườn núi hay xuống mặt nước – vì vậy có thể hiểu đây như một kiểu nhà “bán sàn”.Nét đặc trưng trong kiến trúc của Điếu Cước Lâu
Điếu cước lâu là kiểu nhà dân gian của các dân tộc thiểu số nên kiến trúc tổng thể nguyên thủy là những ngôi nhà riêng biệt, có khuôn viên và không gian xung quanh trong các làng bản. Ở cổ trấn Phượng Hoàng, cấu trúc tổng thể của chúng đã có sự biến đổi để thích ứng với tính chất đô thị, thể hiện ở bố cục kiểu nhà “hàng phố”. Các ngôi nhà được bố trí liền kề, nối tiếp nhau thành dãy dài liên tục dọc hai bên bờ sông tạo nên các lớp không gian “sông – nhà – phố – nhà” hay “sông – phố – nhà – phố” quen thuộc của các đô thị cổ nằm cạnh sông suối ở Trung Quốc. Lớp nhà sát hai bờ sông, mặt trước nhà hướng ra đường phố, mặt sau có sàn vươn ra sông được đỡ bằng hệ conson và cột gỗ chống xuống nước hay nền đường nhỏ ven bờ. Khoảng vài chục mét lại có một ngõ nhỏ nối thông đường phố bên trên xuống đến các bến nước, nơi mọi người có thể giặt giũ, lấy nước, đỗ thuyền… Một cách tự nhiên, song song với con phố đường bộ thông thường, một tuyến phố đường thủy với trung tâm là dòng sông Đà giang được hình thành. Tạo cảnh quan đô thị cho tuyến phố đường thủy là kiến trúc mặt sau của các nhà Điếu cước lâu. Các kết cấu cột chống sàn, hàng hiên nhiều tầng với lan can gỗ, mái ngói đen, các hình ảnh đặc trưng của Điếu cước lâu thường thấy trên sườn núi dốc ở làng bản dân tộc thiểu số, nay được đặt trong một không gian đô thị lịch sử, tạo nên nét độc đáo cho cảnh quan kiến trúc đô thị cổ Phượng hoàng.
Cho đến ngày nay, không gian chức năng của các điếu cước lâu truyền thống ở Phượng Hoàng cổ trấn vẫn đang tiếp tục biến đổi do ảnh hưởng của chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của chính quyền và những thay đổi trong phương thức sinh hoạt của cư dân địa phương.
Vào ban đêm, những ánh đèn lồng trang trí nhiều màu sắc tạo nên một chốn thần tiên hoa lệ cho Phượng Hoàng cổ trấn.
Phượng Hoàng Cổ Trấn là thành phố có lịch sử lâu đời, nơi đây cũng lưu giữ nhiều kiến trúc cổ ghi đậm dấu ấn thời gian và văn hóa riêng của vùng. Trong đó bao gồm Điếu Cước Lâu địa điểm tham quan nhiều du khách đi du lịch Trung Quốc tới Phượng Hoàng Cổ Trấn yêu thích. Với nét kiến trúc độc đáo tạo nên sự cuốn hút riêng giúp cho du khách có cơ hội tìm hiểu về nền văn hóa của các dân tộc thiểu số tại đây.
Các bài viết khác