• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc - Bảo tàng văn hóa xứ Trung Hoa

Tỉnh Sơn Tây là một tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc. Năm 2018, Sơn Tây là tỉnh đứng thứ mười tám về số dân, đứng thứ hai mươi hai về kinh tế Trung Quốc với 37 triệu dân, tương đương với Canada và GDP đạt 1.682 tỉ NDT (254,2 tỉ USD) tương ứng với Việt Nam. Giản xưng của Sơn Tây là "Tấn", theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu. Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là "phía tây núi", ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía tây của Thái Hành Sơn.Sơn Tây giáp Hà Bắc về phía đông, Hà Nam về phía nam, Thiểm Tây về phía tây và Nội Mông về phía bắc. Tỉnh lỵ của Sơn Tây là thành phố Thái Nguyên.


  • Vị trí địa lý tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

    Sơn Tây nằm ở trung bộ lưu vực Hoàng Hà, ở phía tây của Thái Hành Sơn, có tọa độ giới hạn từ 34°34′-40°43′ vĩ Bắc và 110°14′—114°33′ kinh Đông. Lãnh thổ Sơn Tây có hình bình hành kéo dài từ đông bắc đến tây nam, với diện tích là khoảng 156.700 km², chiếm 1,6% tổng diện tích Trung Quốc, dài khoảng 682 km theo chiều bắc-nam, rộng khoảng 385 km theo chiều đông-tây. Thái Hành Sơn ngăn cách Sơn Tây với Hà Bắc ở phía đông; ở phía tây thì Hoàng Hà ngăn cách Sơn Tây với Thiểm Tây; nam và đông nam của Sơn Tây là Hà Nam; phía bắc Sơn Tây là khu tự trị Nội Mông.
     
    Địa thế điển hình của Sơn Tây là lớp đất hoàng thổ bao trùm các cao nguyên sơn địa, bị giới hạn bởi Ngũ Đài Sơn và Hằng Sơn ở phía bắc, Thái Hành Sơn ở phía đông, Lã Lương Sơn ở phía tây. Địa thế của Sơn Tây nói chung là cao ở đông bắc, thấp ở tây nam. Vùng cao nguyên trong tỉnh nhấp nhô chứ không bằng phẳng, có các thung lũng sông dọc ngang. Địa mạo của Sơn Tây phức tạp và đa dạng: núi non, gò đồi, đài địa, bình nguyên, nhìn chung là núi nhiều sông ít, trong đó vùng núi non và gò đồi chiếm 80,1% diện tích của tỉnh, vùng đồng bằng và thung lũng sông chiếm 19,9% diện tích của tỉnh. Phần lớn Thiểm Tây có cao độ trên 1.500 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất là đỉnh chính Hiệp Đầu của Ngũ Đài Sơn với cao độ 3061,1 mét trên mực nước biển, cũng là đỉnh cao nhất vùng Hoa Bắc. Bồn địa thung lũng lớn nhất Sơn Tây là bồn địa Thái Nguyên kéo dài 160 km. Ở phía bắc Thái Nguyên có ba bồn địa riêng biệt, chúng đều là các khu vực canh tác, bồn địa Đại Đồng nằm xa hơn về phía bắc.
     
    Sơn Tây có trên 1.000 sông lớn nhỏ, thuộc hai hệ thống sông lớn là Hoàng Hà và Hải Hà. Trong đó, con sông lớn thứ hai tại Trung Quốc- Hoàng Hà chảy từ bắc xuống nam dọc theo một hẻm núi ở ranh giới phía tây giữa Sơn Tây và Thiểm Tây, ở Phong Lăng Độ, Hoàng Hà chuyển hướng tây-đông và tạo thành một đoạn ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Nam, tổng chiều dài Hoàng Hà tại Sơn Tây là 968 km. Ngoài Hoàng Hà ra, Sơn Tây có 5 sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km², có 48 sông có diện tích lưu vực từ 1.000 km² đến 10.000 km², có 397 sông có diện tích lưu vực từ 100 km² đến 1.000 km². Phần Hà là sông lớn nhất trong nội bộ Sơn Tây, chảy từ đông bắc xuống tây nam, chiều dài dòng chính là 694 km. Các chi lưu lớn của Hoàng Hà ở Sơn Tây bao gồm: Phần Hà, Thấm Hà, Đan Hà, Tốc Thủy Hà, Tam Xuyên Hà. Các chi lưu lớn của hệ thống Hải Hà trên địa bàn Sơn Tây là: Tang Can Hà, Hô Đà Hà, Trạc Chương Hà, Thanh Chương Hà. Diện tích lưu vực Hoàng Hà tại Sơn Tây là 97.138 km², chiếm 62% diện tích toàn tỉnh; diện tích lưu vực Hải Hà tại Sơn Tây là 59.133 km², chiếm 38% diện tích toàn tỉnh.

    Ở các dãy núi, thường thấy một vài loại đất nâu nhạt hoặc đất rừng nâu, các thảo nguyên xuất hiện trên cao độ lớn hơn. Đất phù sa xuất hiện ở các khu vực trung bộ và nam bộ của Sơn Tây và chủ yếu tạo thành từ đất nâu đá vôi do Phần Hà bồi đắp. Tỉnh Sơn Tây cũng có trầm tích hoàng thổ và đá vôi. Nguồn tài nguyên hữu cơ tự nhiên của Sơn Tây không phải là nhiều, và có độ mặn quá mức.

     

    Khí hậu tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

    Sơn Tây nằm ở vùng có vĩ độ trung bình ở nội lục, thuộc vùng khí hậu bán khô hạn hoặc khí hậu lục địa . Do ảnh hưởng từ các nhân tố bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu gió mùa và vị trí địa lý, khí hậu Sơn Tây có đủ bốn mùa phân biệt, mưa nhiệt cùng lúc, ánh nắng đầy đủ, có sự khác biệt khí hậu đáng kể giữa nam và bắc, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa đông và mùa hè, ngoài ra giữa ngày và đêm cũng có sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Nhiệt độ bình quân năm của các địa phương tại Sơn Tây biến đổi từ 4,2-14,2 °C, về tổng thể thì tăng dần từ bắc xuống nam, thấp dần từ bồn địa lên vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên vào tháng giêng là −7 °C và tăng lên 24 °C trong tháng 7; các số liệu tương ứng tại Đại Đồng là −16 °C và 22 °C. Lượng giáng thủy trung bình năm của các địa phương tại Sơn Tây dao động từ 358-621 mm, thấp dần từ tây bắc đến đông nam, phân bố không đều theo mùa, tương đối tập trung vào mùa hè (từ tháng 6-8), chiếm 60% tổng lượng giáng thủy cả năm. Trong mùa đông, Sơn Tây thường xảy ra hạn hán do các cơn gió tây bắc khô thổi đến từ cao nguyên Mông Cổ. Trong mùa hè, gió mùa đông nam mang theo lượng ẩm thì lại bị Thái Hành Sơn chặn. Mưa đá là một mối nguy hiểm tự nhiên thường xuất hiện tại Sơn Tây, cùng với đó là nạn lũ lụt mà chủ yếu đe dọa khu vực dọc theo Phần Hà.
     

    Kinh tế tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

    Do xảy ra hiện tượng xói mòn trên phạm vi rộng, chỉ một phần ba diện tích Sơn Tây là đất canh tác. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã có những nỗ lực nhằm bảo toàn đất và nước trên quy mô rộng lớn, tạo ra loại ruộng bậc thang, trồng cây gây rừng, đào kênh mương thủy lợi, đắp bờ các mảnh đất canh tác, khử mặn, và cải tạo đất ven sông. Ở cực bắc của tỉnh, mùa sinh trưởng của cây trồng rất ngắn chỉ với 120 ngày, mùa đông lạnh và kéo dài khiến cho chỉ canh tác được một vụ kê có bông, lùa mì xuân, yến mạch trần, khoai tây và vừng mỗi năm. Ở phần còn lại của tỉnh, ngoại trừ các khu vực đồi núi, mùa sinh trưởng kéo dài hơn (210 ngày), cho phép canh tác ba vụ hai năm hoặc hai vụ một năm. Một số thuốc lá và lạc cũng như cây ăn quả được trồng tại các vùng bồn địa trung bộ và đồng bằng ven Hoàng Hà.Năm 2011, đầu tư cho "tam nông" tại Sơn Tây đạt 65 tỷ NDT, tổng sản lượng lương thực đạt 11.930.000 tấn.
     
    Trên địa bàn Sơn Tây đã phát hiện được hơn 120 loại khoáng sản, trong đó đã xác minh được trữ lượng của 70 loại. Vào năm 2011, trữ lượng than đá của Sơn Tây đạt 267,379 tỷ tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng than đá của Trung Quốc. Các chủng loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào hàng đầu toàn quốc của Sơn Tây là: khí vỉa than, bô xít, perlite, gali, zeolit, rutile, muối magnesi, mirabilite, feldspat kali, ilmenite, đá vôi, feldspat, thạch cao, coban, đồng và các loại khác.
     
    Theo hạch toán sơ bộ, tổng GDP của Sơn Tây vào năm 2011 là 1.110,02 tỷ NDT, tăng trưởng 13% so với năm trước. Trong đó, khu vực một đạt giá trị 64,14 tỷ NDT, khu vực hai đạt giá trị 657,78 tỷ NDT, khu vực ba đạt giá trị 388,09 tỉ NDT. Trong năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Sơn Tây là 14,76 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 9,33 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 5,43 tỷ USD.
     
    Ngành công nghiệp của Sơn Tây dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên than đá phong phú, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp nặng tại Thái Nguyên-Tấn Trung. Ngành gang thép sản xuất ra thép thỏi, gang thỏi, và các sản phẩm thép hoàn chỉnh. Ngoài ra Sơn Tây còn có các ngành cơ cấu hạng nặng, hóa chất công nghiệp, phân bón hóa học, như xi măng, giấy, dệt may, xay bột, và rượu. Các trung tâm khai mỏ và gang thép khác bao gồm Dương Tuyền, Trường Trị, Đại Đồng và Lâm Phần. Từ thập niên 1980, Sơn Tây cũng phát triển mạnh mẽ các ngành điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, nhựa gia dụng. Các sản phẩm đặc sản của địa phương phải kể đến như Phần tửu, một loại rượu mùi làm từ lúa miến của thôn Hạnh Hoa.
     

    Văn Hóa Tỉnh Sơn Tây Trung Quốc

    Tấn kịch  là một thể loại hí khúc phổ biến tại Sơn Tây. Loại hình nghệ thuật này được đại chúng hóa trong thời gian cuối thời Nhà Thanh, với sự trợ giúp của các thương nhân Sơn Tây-những người mà khi ấy hoạt động trên khắp Trung Quốc. Cũng được gọi là Trung lộ bang tử, nó là một loại hình bang tử, một nhóm các loại hình nhạc kịch thường được phân biệt bằng việc sử dụng sinh tiền để tạo ra nhịp và bởi một phong cách hát mạnh mẽ hơn; Tấn kịch cũng được bổ sung bằng khúc tử, một thuật ngữ chung để chỉ các loại nhạc kịch du dương hơn ở xa về phía nam. Bồ kịch, bắt nguồn từ nam bộ Sơn Tây, là một thể loại bang tử cổ xưa hơn, sử dụng âm trình rất rộng.
     
    Tấn thương, tức các thương nhân Sơn Tây đã tạo thành một hiện tượng lịch sử kéo dài trong nhiều thế kỷ từ thời Tống đến thời Thanh, Các thương nhân Sơn Tây có phạm vi hoạt động xa và rộng kéo dài từ Trung Á đến vùng bờ biển phía đông Tung Quốc. Thời Thanh, các thương nhân Sơn Tây kiểm soát giao thương cả hai phía của Trường Thành. Đến cuối thời Thanh, một sự phát triển mới lại xuất hiện: việc tạo ra phiếu hiệu, mà về bản chất cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền, giao dịch, tiền gửi và vay mượn giống như ngân hàng. Sau khi phiếu hiệu đầu tiên được thành lập tại Bình Dao, các chủ hiệu Sơn Tây đã thống trị thị trường tài chính Trung Quốc trong hàng thế kỷ cho đến khi triều Thanh sụp đổ và các ngân hàng Anh xuất hiện.
     

    Cảnh đẹp tại Sơn Tây Trung Quốc - Những địa điểm du lịch khó có thể bỏ qua

    Tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc có nhiều di tích lịch sử của đất nước nên còn được gọi là “bảo tàng văn hoá cổ xưa của Trung Hoa”. Các bài hát dân gian cũng thường hay nói về vẻ đẹp của phong cảnh miền rừng núi này cũng như nét văn hoá đặc sắc của người dân địa phương. Và có rất nhiều điều hấp dẫn để bạn phải dừng chân tại vùng đất này trong chuyến tour du lịch Trung Quốc. Dưới đây là một vài địa điểm nổi tiếng tại Sơn Tây bạn nhất định phải đặt chân đến: 

    Đền Jin Ancestral

    Nằm cách 25 km về phía Tây Nam thành phố Thái Nguyên, đền Jin Ancestral là một trong các điểm tham quan thu hút của tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc. Công trình này tự hào khi có toà nhà cổ xưa nằm trong bầu không khí yên tĩnh.Bạn sẽ bị ấn tượng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc sang trọng với các tác phẩm điêu khắc khéo léo. Đặc biệt là trong ngôi đền này còn thờ rất nhiều bài vị của những Hoàng đế nổi tiếng qua các triều đại. Vì thế mà nhiều người đã nói rằng nếu không ghé thăm đền Jin Ancestral khi đến Thái Nguyên cũng giống như không đến Tử Cấm Thành khi đang ở Bắc Kinh.

    Thác Hukou

    Nằm ngay giao lộ của tỉnh Sơn Tây và tỉnh Thiểm tây, thác Hukou là thác nước lớn thứ 2 ở Trung Quốc. Chiều rộng của thác nước này thay đổi theo mùa, khoảng 30 mét khi mùa khô nhưng vào mùa mưa có thể tăng lên tới 50 mét. Nếu bạn lựa chọn thăm thú Trung Quốc vào mùa Đông thì cũng  không nên bỏ qua cảnh tượng kì vĩ tại nơi đây. Lúc đó nhiệt độ hạ xuống rất thấp nên toàn bộ khu vực đều bị đóng băng, kể cả những dòng nước đang chảy lưng chừng.

    Chùa gỗ Yingxian

    Đây là một ngôi chùa bằng gỗ được xây vào năm 1056 dưới thời nhà Liêu (907 – 1125). Chùa gỗ Yingxian cao khoảng 67,31 mét và là toà nhà bằng gỗ lớn nhất Trung Quốc. Do đó, nơi đây là một trong các điểm đến thu hút ở Sơn Tây được nhiều người lựa chọn ghé thăm. Khi nhìn từ bên ngoài, nhiều người nghĩ rằng chùa có 5 tầng nhưng kiến trúc nội thất bên trong lại có tới 9 tầng.

    Chùa Huyền Không (chùa Treo)

    Huyền Không Quan là nơi duy nhất hiện nay còn thờ cả Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Khi vào tham quan chùa, du khách sẽ được thấy khoảng 40 đền thờ với hơn 80 tác phẩm điêu khắc làm bằng đồng, sắt, đá, bùn.

    Hang đá Vân Cương

    Hang đá Vân Cương là một trong những hang động cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Nơi đây có khoảng 252 hang đá lớn nhỏ khác nhau với hơn 51.000 tượng Phật trong thế kỷ thứ 5 và thứ 6.

    Ngũ Đài Sơn

    Ngũ Đài Sơn còn gọi là Thanh Lương Sơn, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Ngũ Đài sơn là nơi Văn Thù hiển thánh, truyền thuyết kể như sau: Một năm nọ nơi đây có tổ chức một bữa tiệc ăn chay lớn. Một phụ nữ hành khất dắt theo hai đứa con nhỏ và một con chó đói tới ăn xin, được cho ba xuất, chưa cho là đủ, nói: “Con chó cũng nên có phần”. Hòa thượng cho thêm một xuất, người phụ nữ lại nói: “Trong bụng tôi còn một đứa bé cũng nên có phần”. Vị hòa thượng nổi giận: “Đứa bé còn chưa sinh ra cũng đòi phần ăn, thật không biết thế nào là đủ”. Người phụ nữ bèn đáp :”Chúng sinh bình đẳng,thai nhi chẳng nhẽ không phải là người?”. Nói rồi, người phụ nữ cắt tóc, bay lên trời, xuất hiện pháp tướng Bồ Tát, hai đứa con hóa thành hai đồng tử, con chó biến thành sư tử xanh. Đến nay Ngũ Đài sơn còn có Phát tháp Văn Thù, tương truyền là nơi cất giữ tóc của Văn Thù Bồ Tát. Ngày nay, người ta vẫn tin rằng bồ tát Văn Thù Bồ Tát thường hiển linh trên núi này dưới dạng những người hành hương hay nhà sư bình thường hoặc hay xuất hiện dưới dạng các đám mây ngũ sắc.

    Hằng Sơn

    Hằng Sơn còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một núi trong “Ngũ Nhạc”, nên còn gọi là Bắc Nhạc. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh cao 2.016,1m, miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn (Bắc Nhạc đại đế). Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời.

    Thành cổ Bình Dao

    Thành cổ Bình Dao nằm ở miền Trung tỉnh Sơn Tây. Thành cổ này nổi tiếng với những bức tường thành cổ và đường phố giữ nguyên được nét cổ kính xưa. Đây là thành cổ lịch sử cấp quốc gia, được xây dựng từ thời Tây Chu dưới thời Chu Tuyên Vương (827 – 782 trước công nguyên), đến thời Minh Hồng Vũ được trùng tu lại, bọc gạch toàn bộ và đến thời Khang Hy lại xây dựng thêm các lầu thành khiến tòa thành càng thêm hoành tráng. Hình dáng bên ngoài của thành cổ nhìn như hình con rùa, có sáu cửa thành. Thành cổ có hình vuông, chu vi 6157,5m. Thân tường đắp bằng đất thô, ngoài bọc gạch. Tường thành dài hơn 6000m, cao 12m, đỉnh thành dày 3-6m, chân thành dày 9-12m. Trên thành cứ cách 50m thì xây một tháp canh, 4 góc thành mỗi góc xây một gác lầu. Phía trên tường thành xẻ 300 cửa và xây 72 tháp canh nhỏ tượng trưng cho 72 hiền nhân của Khổng Tử. Diện tích trong thành là 2.250km2. Đường phố theo hướng Nam Bắc chính là trục giữa của thành cổ, cửa Bắc hơi lệch sang hướng Tây. Mọi kiến trúc nhà ở của thành cổ Bình dao đều là các khuôn viên tứ hợp viện xây bằng gạch màu tro có đường trục rõ ràng, đối xứng phải trái, chính phụ. Bên ngoài của mỗi khuôn viên khép kín, tường cao 7-8m. Cái đặc biệt của các ngôi nhà ở tại thành cổ Bình Dao vẫn giữ được kiểu nhà hang động của khu vực Tây Bắc của Trung quốc với các kiến trúc khắc gỗ, khắc gạch trên cửa sổ, cửa ra vào.

    Đại Trại

    Đây là một thôn tại huyện Tích Dương. Thôn nằm trên địa hình đồi núi, khó khăn, song là một điểm linh thiêng trong Cách mạng Văn hóa, khi nó trở thành gương mẫu cho toàn thể dân tộc về sức mạnh của giai cấp vô sản, đặc biệt là nông dân.

    Nương Tử Quan

    Nương Tử Quan nằm ở Đông Bắc của huyện Bình Định, thuộc ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Bắc, là một quan ải trứ danh của Vạn Lý Trường Thành, thôn Nương Tử Quan là một thôn cổ nổi tiếng. Sơn Tây cũng từng là vùng căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các di tích nổi tiếng là tổng bộ Bát lộ quân, công xưởng binh khí Bát lộ quân động Hoàng Nhai ở Lê Thành, nhà kỉ niệm Lưu Hồ Lan ở Văn Thủy.
     

    Ẩm thực tại Sơn Tây Trung Quốc - Những món ngon trứ danh khó có thể bỏ qua

    Ẩm thực Sơn Tây được biến đến nhiều nhất với đặc điểm sử dụng rộng rãi các loại giấm địa phương làm gia vị và với các món mì. Một món ăn bắt nguồn từ Thái Nguyên có tên là Thái Nguyên đầu não, món canh này nấu với các nguyên liệu gồm thịt cừu, sơn dược, rễ sen, hoàng kì, hành củ, cũng như rượu để thêm mùi vị, thưởng thức bằng cách nhúng những chiếc bánh không có men vào canh, và được cho là có thể chữa bệnh. Không kể việc sử dụng thịt lợn và thịt gà, một trong những loại thịt phổ biến nhất ở Sơn Tây là thịt cừu non, cũng như một số bộ phận khác trong cơ thể của dê hoặc cừu. Chẳng hạn, súp thịt cừu thường được nấu với gan, dạ dày, và một số các cơ quan khác của cừu. So với Bắc Kinh hay Thượng Hải thì có lẽ ẩm thực của tỉnh Sơn Tây không nổi tiếng bằng. Thế nhưng nó vẫn mang hương vị hấp dẫn riêng biệt, thơm ngon và rất đáng để du khách thưởng thức qua.

    Súp thịt cừu Tou-nao

    Đây là một món ăn phổ biến của tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc. Món súp được nấu từ thịt cừu, rượu gạo, khoai lang cùng nhiều loại gia vị khác. Trong những ngày Đông đến thì người dân địa phương rất thích ăn súp thịt cừu Tou-nao bởi vì nó khá là bổ dưỡng, thơm ngon và nóng hổi.

    Thịt heo hấp phô mai đậu nành

    Nếu ghé thăm tỉnh Sơn Tây trong chuyến du lịch Trung Quốc thì du khách cũng nên thử ăn món thịt heo hấp phô mai đậu nành. Đầu tiên là thịt heo được xào chín, sau đó hấp chung với phô mai đậu nành, gừng, tỏi. Khi chế biến xong, món ăn sẽ có hương vị thơm ngon của pho mai lẫn mỡ heo. Người dân thường ăn món này chung với nhiều loại rau tươi sống.

    Mì yến mạch Sơn Tây

    Yến mạch là cây trồng chính ở tỉnh Sơn Tây nên không có gì ngạc nhiên khi món mì yến mạch là món ăn phổ biến nhất khu vực này. Người dân chế biến rất nhiều loại mì yến mạch với hình dạng, hương vị khác nhau. Du khách có thể thưởng thức một tô mì yến mạch với nước sốt cà chua, tỏi hoặc một tô mì yến mạch lạnh với giấm, ớt, hành lá.
     
    Bên cạnh những món ăn nổi tiếng tại Sơn Tây chúng tôi kể trên, còn có rất nhiều món ăn đặc sản của tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc bán khắp đường phố như: bánh đá, bánh mì thịt, bánh bao Shaomai, thịt viên chua ngọt,…

    Tham khảo thêm một số bài viết hay khác: 

    Tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc : Những điểm du lịch tuyệt đẹp

    Tỉnh Vân Nam Trung Quốc - Những điều có thể bạn chưa biết

    Hồng Kông Trung Quốc - Thành phố của những tòa nhà chọc trời


Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes