- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc - Văn hóa, ẩm thực, du lịch đặc sắc
Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc - Văn hóa, ẩm thực, du lịch đặc sắc
Quảng Đông là một tỉnh nằm ven bờ biển Đông của Trung Quốc. Quảng Đông đã vượt qua Hà Nam và Tứ Xuyên để trở thành tỉnh đông dân nhất Trung Quốc vào năm 2005, với 79 triệu cư dân thường trú có hộ khẩu và 31 triệu người nhập cư đã sống ít nhất 6 tháng tại tỉnh.
Quảng Đông là một tỉnh đông dân thuộc top đầu thế giới với nền kinh tế phát triển vượt bậc. Du lịch Quảng Đông sẽ đưa bạn đến khám phá nền văn hóa, kinh tế đặc sắc và vô vàn điểm đến ấn tượng.
Những địa điểm du lịch nổi tiếng khó có thể bỏ qua khi tới Quảng Đông Trung Quốc
Được xem là tỉnh thành giàu nhất Trung Quốc, ngoài những địa điểm du lịch mang tính hiện đại thì Quảng Đông còn có những địa điểm dành cho khách đi du lịch Trung Quốc theo tour yêu thích sự cổ kính và văn hoá truyền thống Trung Hoa. Dưới đây làm một vài địa điểm du lịch Quảng Đông nổi tiếng:
Tháp Canh Khai Bình (Khai Bình Điêu Lâu)
Tháp Canh Khai Bình hay còn được gọi là Khai Bình Điêu Lâu (Diaolou) là điểm đến du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Với lối kiến trức độc đáo Đông - Tây kết hợp, mang đậm phong cách Châu Âu sang trọng và cổ kính, Khai Bình Điêu Lâu được xây dựng trải dài trên trên 3 ngôi làng với 15 tòa tháp nguy nga, nằm trên một cánh đồng lúa rộng lớn, tạo nên khung cảnh vô cùng yên bình.
Khu nhà họ Trần (Đền họ Trần)
Là công trình được xây dựng dưới thời nhà Thanh, với vai trò làm nơi nghỉ ngơi cho các sĩ tử trong dòng tộc học Trần lên kinh ứng thí. Ngày nay, Đền họ Trần đã trở thành Toạ lạc trên đường Trung Sơn ở thành phố Quảng Châu, khu nhà họ Trần với các bộ sưu tập ấn tượng từ đồ gỗ, đồ gốm... đã trở thành địa điểm ghé thăm của du khách nằm ngay trên đường Trung Sơn, thành phố Quảng Châu.
Cầu Quảng Tế
Nằm ở phía Đông của Triều Châu, Cầu Quảng Tế nổi tiếng là 1 trong 4 cây cầu cổ nhất ở Trung Quốc. Là công trình được xây dựng dưới thời nhà Tống, Cầu Quảng Tế có thiết kế vô cùng độc đáo với 24 trụ tròn được nối với nhau bằng những chiếc thuyền tạo thành một cây cầu phao "khổng lồ" bắc qua sông, và sẽ tách ra khi cần thiết để tàu thuyền lưu thông qua lại.
Núi Danxia (Núi đỏ Đan Hà)
Nằm trong địa phận thành phố Thiều Quan, Quang Đông, Núi Danxia được xem là "Công viên địa chất đá đỏ của Trung Quốc" với vô số những vách đá ngoạn mục, kỳ vỹ. Và là Di sản Thiên nhiên Thế giới đã được UNESCO công nhận. Trên núi còn có nhiều địa điểm tham quan ấn tượng, phong cảnh nên thơ được du khách vô cùng yêu thích như: sông Tĩnh Giang, núi Yangyuan, hồ XiangLong...
Công viên Thất Tinh
Là một điểm tham nổi tiếng của Quảng Đông, tọa lạc tại thành phố Triệu Khánh, Công viên Thất Tinh mang vẻ đẹp ấn tượng với địa hình núi vôi, bao gồm 7 vách núi cheo leo, 5 hồ nước lớn và hệ thống 8 hang động, tạo nên khung cảnh hoang sơ, huyền bí giữa lòng thành phố. Đêm xuống, Công viên Thất Tinh rực sáng bởi những ánh đèn đủ loại màu sắc soi rọi khắp Triệu Khánh, Quảng Đông.
Chùa Quang Hiếu
Đến với Trung Quốc chúng ta không thể nào bỏ qua những công trình Phật giáo ấn tượng, và Chùa Quang Hiếu ở tỉnh Quảng Đông là một trong số đó. Với quy mô hoành tráng, rộng lớn, Chùa Quang Hiếu có ba bức tượng thuộc bộ Hoa nghiêm Tam Thánh là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát.
Bãi biển Dương Giang
Nếu bạn muốn tìm về với thiên nhiên, biển xanh nắng vàng thì bãi biển Dương Giang chính là lựa chọn tuyệt vời của bạn trong chuyến du lịch Quảng Đông. Không những thế, cạnh bãi biển trải dài rộng lớn còn có hệ thống các bảo tàng phục vụ cho khách tham quan du lịch.
Những món ăn nổi tiếng khó có thể bỏ qua khi tới Quảng Đông Trung Quốc
Trường phái ẩm thực Quảng Đông có thể coi là trường phái có nhiều cách chế biến món ăn nhất. Ước tính người Quảng Đông có hơn 20 cách chế biến khác nhau. Trong đó, một số cách chế biến độc đáo phải kể đến như chao hấp bát bát úp. Những cách chế biến truyền thống như xào, chiên, hầm, nướng, … được biến tầu điệu nghệ. Các món ăn ở đây có tính thẩm mỹ khá cao, tất cả đều được chăm chút cẩn thận về màu sắc, hình dạng, hương vị.
Các món ăn ở đây chú trọng đến bốn yếu tố chính là hương, sắc, vị và hình với đòi hỏi vô cùng khắt khe cho từng món ăn: non mà không sống, tươi mà không thô, mỡ mà không ngấy, thanh mà không nhạt, mùa xuân hạ món ăn phải thanh mát, mùa thu đông món ăn phải ấm và đậm vị. Dưới đây là một vài món ăn cực ngon khó có thể bỏ qua khi tới Quảng Đông:
Há cảo tôm
Đây là một món ăn trứ danh ở Quảng Đông. Nó nổi tiếng vì hương vị độc đáo và màu sắc độc nhất vô nhị của mình. Bánh có hai màu trắng đen. Màu trắng của bột mì, màu trắng từ mực của con mực.
Cá thu nhồi
Món ăn hấp dẫn này được chế biến tinh tế, cầu kỳ và công phu. Cá thu nhồi được ăn kèm với cải xanh xào và nước sốt đặc biệt. Món nước sốt này được nấu theo công thức bí truyền. Nước cốt là nước hầm xương cá. Phần nhân được làm từ cá thu, lạp xưởng và nấm. Tất cả được băm nhuyễn và trộn đều với gia vị cho vừa ăn. Lớp bọc bên ngoài là da ca lóc đã qua sơ chế sạch sẽ.
Gà hầm phi lê kiểu Thuận Đức
Gà hầm phi lê kiểu Thuận Đức là món ăn đặc sản của Quảng Đông. Thịt gà được ướp với rượu trắng, gừng, muối, đường phèn và bột gạo. Ướp trong nhiều giờ để gà ngấm gia vị và có hương vị độc đáo. Món ăn không chỉ là ngọt mà còn là sự thanh, ấm. Gà hầm phi lê kiểu Thuận Đức có thể ăn kèm với cơm trắng.
Xôi yến mạch chiên giòn
Nói tới món ăn ngon của Quảng Đông, không thể không nhắc tới xôi yến mạch chiên giòn. Thành phần món ăn này có bột gạp nếp, đường và bột yến mạch. Trộn bột gạo nếp với đường và nước ấm. Sau đó cán mỏng miếng bánh rồi cắt thành hình tròn vừa ăn. Độ dày của bánh tùy thuộc vào từng người đầu bếp chế biến. Bánh được chiên trong chảo dầu đến khi vàng ươm một mặt. Sau đó, bột yến mạch được rắc đều lên mặt kia.
Canh cải xoong nấu sườn
Canh là một phần văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc nói chung và người Quảng Đông nói riêng. Món ăn này quan trọng như món rau trong các bữa ăn của gia đình người Việt vậy. Đặc biệt canh cải xoong nấu sườn được coi là món ăn kinh điển trong nền văn hóa ẩm thực Quảng Đông.
Sâm bổ lượng (chè sâm bổ lượng)
Món ăn này chắc hẳn bạn đã từng nghe qua, thậm chí đã từng được thưởng thức. Nó không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà ngay cả ở Hồng Kông, Ma Cao người dân cũng rất yêu thích. Mặc dù rất nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết loại chè này lại có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc.
Dimsum
Dimsum cũng giống như món canh thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình của người Quảng Đông. Điểm sấm được sử dụng trước khi thưởng thức các món ăn chính, đặc biệt là vào bữa sáng.
Vịt quay Quảng Đông
Vịt quay Quảng Đông nổi tiếng không kém gì so với vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Tứ Xuyên. Thậm chí, vịt quay Quảng Đông còn ra đời sớm hơn cả 2 loại vịt quay trên.
Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Đông
Quảng Đông có vị trí xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Hoa. Thời đấy, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là "Bách Việt" (百越), các tộc người có lẽ là Tai-Kadai có liên quan đến dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây.
Vùng đất này thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngung (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. Quận này đã từng là một nước Nam Việt độc lập giữa thời kỳ nhà Tần sụp đổ và Hán Vũ Đế lên cai trị Trung Hoa. Nhà Hán cai trị Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam (hay Đại Việt với tên gọi là Giao Châu (交州). Dưới thời Đông Ngô thuộc thời kỳ Tam Quốc, Quảng Đông được Đông Ngô lập thành một tỉnh - đó là tỉnh Quảng Châu (廣州) vào năm 226.
Trải qua thời gian dài, cơ cấu dân cư của khu vực này thay đổi dần dần, dẫn đến người Hán chiếm đa số, đặc biệt là sau nhiều đợt di cư lớn từ phương bắc trong các thời kỳ bất ổn chính trị do các bộ lạc du mục phía bắc Trung Hoa quấy nhiễu kể từ khi nhà Hán sụp đổ trở về sau. Ví dụ như cuộc binh biến do An Lộc Sơn lãnh đạo dẫn đến việc tăng 75% dân số của tỉnh Quảng Châu giữa những năm 740-750 và giai đoạn 800-810.[9]. Khi người Hán đến đây đông hơn, dân địa phương đã dần bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa.[10], hoặc bị mai một hẳn văn hóa bản địa.
Cùng với Quảng Tây, Quảng Đông được tạo lập thành một bộ phận của Lĩnh Nam đạo (嶺南道), năm 627 vào thời nhà Đường. Phần Quảng Đông trong Lĩnh Nam Đạo được đổi tên thành Quảng Nam Đông Đạo năm 971 trong thời nhà Tống - đây là sự bắt nguồn của cái tên Quảng Đông.
Khi quân Mông Cổ ở phương bắc xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13, triều đại Nam Tống rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở địa điểm của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Hải chiến Nhai Sơn năm 1279 ở Quảng Đông đã kết thúc triều đại Nam Tống. Trong thời nhà Nguyên thuộc Mông Cổ, Quảng Đông là một phần của Giang Tây. Tên gọi Tỉnh Quảng Đông ngày nay được quy định vào giai đoạn đầu của nhà Minh.
Từ thế kỷ 16, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển Malacca và Biển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Macao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Macao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ 19, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada.
Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa Kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa Kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc.
Trong thời kỳ những năm 1850, phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông.
Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy.
Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988.
Ví trí địa lý tỉnh Quảng Đông
Quảng Đông giáp Biển Đông về phía nam và có 4300 km bờ biển. Bán đảo Lôi Châu là vùng cực nam đất liền của tỉnh này. Ở trên Bán đảo Lôi Châu vẫn còn một số núi lửa đang ngừng hoạt động. Đồng bằng châu thổ Châu Giang là nơi tụ hợp của 3 sông thượng lưu là Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang. Vùng đồng bằng châu thổ này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ. Tỉnh Quảng Đông bị chia cắt về mặt địa lý khỏi phía bắc bởi một ít dãy núi có tên gọi chung là Nam Lĩnh. Đỉnh cao nhất của tỉnh này có độ cao 1600 m so với mực nước biển. Quảng Đông giáp Phúc Kiến về phía đông bắc, Giang Tây và Hồ Nam về phía bắc, Quảng Tây về phía tây và Hồng Kông, Ma Cao về phía nam. Đảo Hải Nam nằm ngoài khơi tỉnh này gần Bán đảo Lôi Châu. Theo truyền thống, quần đảo Đông Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh của tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên, hiện nay quần đảo này nằm trong dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.
Các thành phố xung quanh Đồng bằng châu thổ Châu Giang có: Đông Hoàn, Phật Sơn, Quảng Châu, Huệ Châu, Giang Môn, Thâm Quyến, Thuận Đức, Đài Sơn, Trung Sơn và Châu Hải. Các thành phố khác có: Triều Châu, Trừng Hải, Khai Bình, Nam Hải, Sán Đầu, Thiều Quan, Tân Hội, Đam Giang và Triệu Khánh.
Khí hậu tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc
Quảng Đông có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phía nam nhiệt đới) với mùa đông ngắn, ôn hòa, khô ráo và mùa hè dài, ẩm và nóng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày vào tháng Giêng và tháng 7 là 18 độ C và 33 độ C. Sương mù thì hiếm khi có ở vùng ven biển nhưng có xảy ra một vài ngày ở các vùng sâu trong đất liền.
Kinh tế tại Quảng Đông Trung Quốc
Quảng Đông ngày nay là một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc, GDP cao nhất trong các đơn vị hành chính (trừ Hồng Kông và Macao) dù lương người lao động chỉ bắt đầu tăng trong thời gian gần đây do trước kia có những làn sóng lao động di cư từ các tỉnh láng giềng khác đến đây. GDP danh nghĩa là 267,6 tỷ USD, tăng 12,5% mỗi năm. Các ngành công nghiệp sơ cấp, thứ cấp và thứ 3 đạt giá trị 137,46 tỷ NDT, 1,08 ngàn tỷ NDT, và 957,94 tỷ NDT cho mỗi nhóm ngành. GDP đầu người đã đạt đến con số 23.616 tệ (US$2,912), tăng 84.7% so với năm 2000. Quảng Đông đóng góp 12% GDP của Trung Quốc. Quảng Đông chiếm 4/6 đặc khu kinh tế của Trung Quốc: Quảng Châu, Thâm Quyến, Sán Đầu và Chu Hải. Sự thịnh vượng của Quảng Đông tuy nhiên vẫn tập trung ở Đồng bằng châu thổ Châu Giang.
Quảng Đông là tỉnh đông nhất về số dân, đứng đầu về kinh tế Trung Quốc. Năm 2018, dân số là 113 triệu dân, gần bằng Nhật Bản và GDP danh nghĩa đạt 9,73 nghìn tỷ NDT (tương ứng 1,47 nghìn tỷ USD), tương đương với quy mô của Tây Ban Nha, hạng 13 thế giới, GDP (PPP) đạt 2.771 tỷ đô la quốc tế, tương đương với Pháp, hạng 10 thế giới. Tỉnh lị của Quảng Đông là Quảng Châu, đại đô thị này cùng với trung tâm kinh tế Thâm Quyến nằm trong số các thành phố đông dân và quan trọng nhất tại Trung Quốc. Vùng châu thổ Châu Giang là khu vực siêu đô thị lớn nhất thế giới. Theo số liệu năm 2018, tiêu chí GDP bình quân đầu người ở Quảng Đông là 87.763 NDT (13.257 USD), xếp hạng tám so với các tỉnh thành khác tại đại lục Trung Quốc.
Trên đây, là những điểm tham quan bạn nên ghé thăm và những món ăn nổi tiếng bạn nên thưởng thức khi đến Quảng Đông, Trung Quốc. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ là hành trang hữu ích cho các bạn trong chuyển du lịch Trung Quốc tới Quảng Đông sắp tới.
Đọc tiếp: Tỉnh Hà Nam Trung Quốc - Khởi nguyên của đất nước Trung Hoa
Các bài viết khác