- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Thành Phố Nam Kinh - 1 trong 4 cố đô của Trung Quốc
Thành Phố Nam Kinh - 1 trong 4 cố đô của Trung Quốc
Thành Phố Nam Kinh (南京) là một thành phố thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Nam Kinh cũng là một trong 15 thành phố cấp phó, loại thành phố này được hưởng nhiều quyền tự chủ về kinh kế và hoạch định chính sách gần như là cấp tỉnh. Đây đã từng là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc. Diện tích: 6598 km², dân số: 6,4 triệu người. Năm 2004 GDP của Nam Kinh là 191 tỷ Nhân dân tệ (NDT) (thứ ba ở tỉnh Giang Tô), GDP đầu người là 33.050 NDT, tăng 15% so với năm 2003. Thu nhập bình quân đầu người dân nội đô là 11.601 NDT, ngoại ô: 5.333 NDT. Tỷ lệ thất nghiệp nội đô: 4,03%, thấp hơn mức chung của cả Trung Quốc là 4,2%.
- Thành phố này nằm tại hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang) và nằm trong Khu kinh tế Đồng bằng Sông Dương Tử. Nam Kinh luôn là một trong những thành phố quan trọng của Trung Quốc, đã từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa và là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đây còn là trung tâm giáo dục, nghiên cứu, giao thông vận tải và du lịch trong suốt lịch sử Trung Hoa thời cận đại. Nam Kinh là thành phố trung tâm thương mại lớn thứ hai ở Đông Trung Quốc sau Thượng Hải. Thời Tam Quốc, Khổng Minh Gia Cát Lượng đã viết về Nam Kinh như sau: "Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" nghĩa là "Núi Chung thế rồng cuộn, đá hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy". Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, thành phố Nam Kinh được nhiều người nhắc đến do có vụ Thảm sát Nam Kinh trong đó mấy trăm ngàn người dân Trung Quốc bị quân Nhật tàn sát.
Lịch sử hình thành Nam Kinh
Khi Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, đóng đô tại kinh thành Hàm Dương, một thầy phong thủy đã từng bày tỏ lo ngại về dương khí của một vùng đất nhỏ ở phía nam của Đế Quốc Đại Tần. Vùng đất này chính là Nam Kinh ngày nay. Lo sợ dương khí trên sẽ hun đúc một vị hoàng đế khác để soán ngôi mình, Tần Thủy Hoàng đã theo lời tên thầy phong thủy nọ mà phá núi, chôn vàng và cúng tế hàng tháng trời để dập tắt luồng dương khí nọ. Chính vì chuyện chôn vàng phá núi này mà người ta đặt tên cho thành ở đây cái tên dân gian là "Kim Lăng" - Jinling hay mộ vàng. Kim Lăng còn có cái tên động trời khác là "Mạt Lăng" vì những hành động của Tần Thủy Hoàng đã tàn phá phong thủy vùng đất này một cách nghiêm trọng.Oái oăm thay, chính con trai Tần Thủy Hoàng là Doanh Phù Tô lại là vị vương tử đóng giữ thành. Chính vì hành động ngông cuồng của Tần Thủy Hoàng mà con trai ông đã phải chịu cái chết oan ức. "Mạt Lăng Hầu" Phù Tô đã chết vì bị viên thái giám tín cẩn của Tần Thủy Hoàng và em trai ông hại chết.Kim Lăng đã là một trong những chiến trường đẫm máu nhất trong chiến tranh Hán Sở, khi mà hai quân đều cố giành cho bằng được vị trí chiến lược quan trọng này.Dưới thời Tây Tấn, Kim Lăng có cái tên chính thức là "Kiến Khang" - "Jiankang". Khi Tây Tấn sụp đổ vì loạn Ngũ Hồ, Lang Nha vương đã trung hưng cơ nghiệp tại đất Kiến Khang, định đô tại đây. Trong suốt thời kỳ Đông Tấn đối địch Ngũ Hồ và Nam Bắc triều, Kiến Khang hay Kim Lăng liên tục là kinh sư của các triều đình phía nam. Cho đến khi Đại Tùy cất quân đánh Trần, Kiến Khang vẫn còn là kinh đô.Xuyên suốt từ thời Tùy mạt Đường sơ cho đến khi Đại Đường cực thịnh, Kim Lăng đã dần dà trở thành trung tâm kinh tế của Giang Nam. Do sông Dương Tử nối liền ra biển, các thương nhân nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận nền kinh tế màu mỡ của nơi này. Dẫu cho cả nước có bị biến động như thế nào đi chăng nữa thì nền kinh tế của Kim Lăng vẫn ít khi bị ảnh hưởng - thậm chí là không bao giờ.Khi Đường mạt, Ngũ Đại Thập Quốc tranh giành thiên hạ, một người Sa Đà họ Lý đã nhân cơ hội gầy dựng thế lực chiếm đóng Kim Lăng, dựng nên Nam Đường, một trong những "thập quốc" có thực lực lớn mạnh nhất. Kim Lăng đã là kinh sư của Nam Đường suốt thời Ngũ Đại Thập quốc cho đến khi Bắc Tống thu phục Nam Đường. Tào Bân lúc bấy giờ khi vào thành đã ra lệnh cấm chém giết hay cướp của bừa bãi trong thành, tích cực thu phục lòng dân ở khu vực này. Kim Lăng lấy lại tên cũ "Kiến Khang" và tiếp tục là trung tâm kinh tế của Đại Tống trong vòng 300 năm nữa.Khi loạn Tĩnh Khang khiến Bắc Tống diệt vong, Khang Vương Triệu Cấu đã chạy xuống Quy Đức đăng cơ rồi nhanh chóng tiến xuống Kiến Khang định đô. Khi quân Kim tiến xuống phía nam, tướng Đỗ Sung, một thuộc hạ của cố nguyên soái Tông Trạch đã dâng thành cho Hoàn Nhan Tông Bật làm quà xin hàng. Mất Kiến Khang đã khiến cho bộ tướng của Nhạc Phi bị chao đảo và khốn đốn, quân Tống cũng mất đi thành trì vững vàng nhất Giang Nam.Tuy nhiên, vào năm Kiến Viêm thứ 4 Tống Cao Tông, Nhạc gia quân cùng Hàn gia quân hai ngã thủy lục tiến đánh giành lại hết đất Giang Nam từ tay quân Kim. Từ đây nhà Tống không dám định đô ở Kim Lăng mà lại đóng ở Lâm An.Khi quân Nguyên đánh Nam Tống, thành Tương Dương thất thủ thì Kiến Khang cũng theo tay quân Nguyên. Nhà Nguyên cai trị không màng quan tâm tới phía Nam nên kinh tế dần kiệt quệ. Kim Lăng đã gần như hoang tàn mất đi phong độ đặc khu kinh tế của Giang Nam ngày nào.
Ví trí địa lý, khí hậu thành phố Nam Kinh Trung Quốc
Thành phố Nam Kinh (南京) là thủ phủ của Tỉnh Giang Tô, nằm ở vùng đồng bằng màu mỡ thuộc lưu vực sông Trường Giang, phía Tây kề vùng gò đồi Nam An Huy, phía Nam là hệ thống sông ngòi vùng Thái Hồ, phía Bắc là bình nguyên Giang Hoài; cách cửa biển 380 km.Tổng diện tích thành phố là 6.597 km2. Đơn vị hành chính phân thành 11 khu: Huyền Vũ, Bạch Hạ, Tần Hoài, Kiến Nghiệp, Cổ Lâu, Hạ Quan, Giang Ninh, Phố Khẩu, Lục Hợp, Tây Hà, Vũ Hoa Đài. Ngoài ra còn 2 huyện là Lật Thủy và Cao Thuần.Tổng dân số thành phố Nam Kinh là 6,4 triệu người (năm 2004), chủ yếu là người Hán (chiếm 98,56%), ngoài ra còn có người dân tộc Hồi, Mãn, Choang.Nam Kinh có khí hậu gió mùa cận nhiệt đới, bốn mùa phân biệt rõ ràng, mùa đông và mùa hạ dài, mùa xuân và mùa thu ngắn, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 160C. Nhiệt độ nóng nhất vào mùa hè có thể lên đến 380C; nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông xuống dưới 80C. Hạ tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 7 mỗi năm là mùa mưa Mai Vũ (mưa nhỏ nhưng kéo dài).
Kinh tế thành phố Nam Kinh
Tài nguyên khoáng sản của Nam Kinh có hơn 40 loại, gồm sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đá bạch vân, thạch cao, đất sét… Do vị thế thành phố nằm ở mạng lưới sông ngòi Trường Giang, ao hồ nhiều nên Nam Kinh là một cơ sở đánh bắt nuôi trồng thủy sản quan trọng của Trung Quốc. Ở Nam Kinh có những suối nước nóng nổi tiếng như: Giang Ninh, Thương Sơn, Phố Khẩu, Hổ Bách, Hưởng Thủy, Trân Châu. Thực vật có nhiều loại cây quý như thanh cương, đông thanh, toàn bì, phong hương… Nam Kinh là một trong những nơi sản xuất lương thực quan trọng của Trung Quốc, các cây trồng có cải, bông, tằm, trà, trúc, hoa quả, cây thuốc… Những năm gần đây, sản lượng rau quả, ngô liên tục tăng. Động vật có nhiều loại được xếp vào mức bảo vệ cấp quốc gia như cá tầm Trung Hoa, cá sấu Dương Tử, hươu, cá heo sông, uyên ương…Nam Kinh cũng là cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng của Trung Quốc. Năng lực sản xuất điện tử, hóa chất đứng hàng thứ hai so với những thành phố khác trong cả nước; quy mô chế tạo ô tô đứng thứ ba; công nghiệp điện gia dụng, vật liệu xây dựng đều có quy mô lớn.Thành phố Nam Kinh là một đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Hoa Đông, hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Nam Kinh cũng được thừa nhận là nơi có môi trường đầu tư tốt, thành phố môi trường xanh, sạch của Trung Quốc. Năm 2005, GDP toàn thành phố đạt 241,3 tỷ Nhân dân tệ, tăng 15,2% so với năm trước, cao nhất trong 9 năm gần đây.
Cảnh đẹp thành phố Nam Kinh - Những địa điểm du lịch hấp dẫn khó có thể bỏ qua
Nam Kinh, thủ đô của sáu triều đại, là nơi bắt nguồn của nền văn hóa Trung Quốc. Với lịch sử lâu đời hơn 6000 năm, chắc hẳn đây sẽ là một điểm đến thú vị cho những du khách mê mẩn những câu chuyện cổ xưa, những bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc,... Các điểm tham quan đều mang một yếu tố lịch sử, gợi nhớ về một người hay sự việc trong quá khứ, cũng như thể hiện vị trí quan trọng của nó thời hiện đại. Một vài địa điểm du lịch Nam Kinh nổi tiếng cần phải kể đến như:Sông Tần Hoài
Sông Tần Hoài (秦淮區 - Qinhuai) có chiều dài khoảng 110km và diện tích lưu vực là hơn 110 km2, từ lâu Sông Qinhuai đã trở thành biểu tượng của Nam Kinh. Chính vì con sông là một tuyến đường thủy chính trong thành phố, Qinhuai được coi là huyết mạch của Nam Kinh. Ngoài ra, nó cũng được gọi là cái nôi của nền văn minh Giang Tô. Điểm nổi bật của hành trình khám phá bao gồm chiêm ngưỡng nhiều di tích lịch sử trên bờ sông, thưởng thức trà và đồ ăn nhẹ địa phương cùng việc tận hưởng âm nhạc truyền thống Trung Quốc,... Du thuyền sẽ là một lựa chọn hoàn hảo để du khách chứng kiến toàn bộ vẻ đẹp của Vành đai thắng cảnh Tần Hoài, từ Đền Khổng Tử nổi tiếng, các địa điểm tham quan đến cảnh đêm tuyệt vời của thành phố. Du khách có thể lựa chọn du thuyền nội sông từ Bến Panchi trước Hội trường Dacheng của Đền Khổng Tử với thời lượng là 2 tiếng di chuyển và giá vé 55 nhân dân tệ / người vào ban ngày, 80 nhân dân tệ / người vào ban đêm. Hoặc du khách có thể du thuyền ngoài sông với 2 chuyến đi là 9h30p sáng và 2h chiều. Hành trình bắt đầu ở Bến cảng Zhonghua và sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng.Đền Khổng Tử
Đền Khổng Tử Nam Kinh (高雄孔子廟) được xây dựng để dâng hiến và thờ cúng Khổng Tử - nhà tư tưởng và nhà giáo dục vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Mặc dù nó bị thiệt hại và đã được xây dựng lại nhiều lần, đặc biệt là sau cuộc chiến xâm lược với Nhật Bản, đền vẫn giữ được giá trị vốn có của nó và thu hút rất nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch ghé thăm. Trong quá trình xây dựng lại, tòa nhà đã mở rộng thành một tòa nhà phức tạp theo phong cách kiến trúc của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, bao gồm cả Đền Khổng Tử Nam Kinh, Bảo tàng khảo thí Hoàng gia Trung Quốc và Học viện Hoàng gia. Điểm đặc biệt của Đền Khổng Tử này cũng chính vì các tòa nhà có quy mô lơn này tạo nên. Nếu bạn dành thời gian quan sát và cảm nhận, bạn sẽ thấy rất tuyệt vời về cuộc đời của Khổng Tử nói riêng và lịch sử, văn hóa cũng như sự phát triển của Trung Quốc nói chung.Minh Hiếu lăng
Minh Hiếu lăng (明孝陵) hay Ming Xiao Ling là lăng mộ đa mộ của Zhu Yuanzhang - vị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh và hoàng hậu của ông. Được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO với lịch sử từ nhiều thế kỷ trước, đây là một trong những ngôi mộ hoàng gia lớn nhất ở Trung Quốc với diện tích chiếm hơn 1.700.000 mét vuông. Bố cục tổng thể của lăng mộ được chia thành hai phần: phần thứ nhất là Đường Thánh được lót bằng tượng đá của một số loài động vật như sư tử, lạc đà, voi, ngựa được cho là để xua đuổi tà ma và bảo vệ ngôi mộ, phần thứ hai là các tòa nhà chính của lăng mộ - nghĩa trang của hoàng đế Zhu Yuanzhang và hoàng hậu. Ở lối vào lăng, bạn sẽ thấy Cổng vòm. Đi về phía bắc dọc theo Con Đường Linh Thiêng, bạn sẽ đến được cơ thể chính của lăng mộ, tiếp đó sẽ là Fang Cheng (một tòa nhà giống như lâu đài) và Ming Lou (một cấu trúc được xây dựng theo phong cách cung điện chỉ còn bốn bức tường). Dọc theo con đường trải nhựa, du khách sẽ không khỏi kinh ngạc với những di tích tuyệt vời với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đá.Lăng Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn (中山陵) có lẽ là nhân vật chính trị và nhà cách mạng quan trọng nhất ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20. Ông lãnh đạo nhân dân Trung Quốc hạ bệ chế độ tham nhũng của nhà Thanh và chấm dứt 2000 năm của chế độ quân chủ phong kiến và đưa Trung Quốc sang một thời đại mới. Một trong những di sản của ông là xuất bản triết lý chính trị được gọi là "Ba nguyên tắc" của chủ nghĩa dân tộc, dân chủ và sinh kế của người dân. Nếu tìm hiểu về cuộc đời và tầm ảnh hưởng của ông thì bạn sẽ hiểu hơn về Trung Quốc hiện đại và chuyến đi của bạn sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều đó. Lăng Tiến sĩ Tôn Trung Sơn có diện tích hơn 80.000 mét vuông, cấu trúc phức tạp bao gồm Cổng vòm tưởng niệm, Lối đi lăng mộ, Cổng lăng, Bậc đá, Gian hàng bia đá, Hội trường Hy sinh và Phòng quan tài. Hãy dành thời gian đi bộ để khám phá hết vẻ đẹp của kiến trúc nơi đây cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử của Thời kỳ Cộng hòa Trung Quốc.Đền Linggu
Đền Linggu (灵谷寺), ban đầu được gọi là chùa Jiang Sơn, là một ngôi chùa Phật giáo nằm cách lăng Sun Yat-sen 1,5 km về phía đông. Đền có ba tòa nhà chính trong khu phức hợp bao gồm Hội trường Biền (Hội trường Wuliang), chùa Linggu và một ngôi chùa Phật giáo. Hội trường Biền (Wuliang) được xây dựng vào năm 1831,với chiều cao 22 mét và rộng 53,8 mét. Tòa nhà này trở nên nổi bật vì được làm bằng vòm đá và hiện nay còn có những người nộm mô tả lịch sử Trung Quốc bên trong hội trường. Chùa Linggu được xây dựng vào năm 1930 và cao khoảng 10 tầng và bên trong ngôi chùa Phật giáo có một ngôi đền được cho là chứa hộp sọ của một nhà sư Trung Quốc đã đến Ấn Độ để thu thập kinh điển Phật giáo từ lâu.Cổng Trung Hoa
Cổng Trung Hoa là cổng thành cổ nổi tiếng ở phía nam của thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Được xây dựng với quy mô tráng lệ của lâu đài, cấu trúc tinh tế và phức tạp nhất Thế Giới, cùng kỹ năng tuyệt vời đã giúp nơi đây trở thành một vị trí quan trọng trong truyền thống kiến trúc và quân sự của Trung Quốc. Đây là cổng lớn nhất trong số mười ba cổng của lâu đài mới, là một cấu trúc phức tạp về mặt kiến trúc bao gồm ba sân kín và bốn cửa vòm đóng vai trò là lối vào. Cổng Trung Hoa ghi lại chu kỳ triều đại của thành phố này, bạn sẽ cảm nhận được cả sự thịnh vượng cũng như suy đồi của lịch sử Trung Quốc nếu như tìm hiểu sâu về nó. Hai mươi bảy đường hầm được xây dựng trong lâu đài để lưu trữ số lượng lớn thực phẩm, vũ khí và chứa khoảng 3.000 binh sĩ. Toàn bộ cấu trúc được xây dựng từ những viên gạch lớn được ghép với nhau bằng xi măng đặc biệt làm từ vôi, nước gạo nếp và dầu tung. Chất lượng xây dựng và sự kiểm soát nghiêm ngặt đã giúp lâu đài vẫn giữ được tình trạng tốt như ngày nay.Núi Zijin Shan
Được biết đến là một trong bốn ngọn núi nổi tiếng ở Nam Trung Quốc, núi Zijin Shan (紫金山) Purple Mountain nằm ở phía đông thành phố Nam Kinh giống như một con rồng quanh co. Với cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục như hồ, đền, hang động, suối, rừng và được bao quanh bởi màu xanh của cây cỏ, hiện nay có hơn 200 di sản và danh lam thắng cảnh đang nằm trong hoặc xung quanh ngọn núi bao gồm Lăng Ming Xiao Ling, Lăng của Tôn Trung Sơn và Đền Linggu,... Núi Zijin Shan được cho là ngọn núi đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn Trung Quốc, với sự pha trộn hoàn hảo của văn hóa sáu triều đại, bao gồm văn hóa nhà Minh, văn hóa Cộng hòa Trung Hoa, văn hóa núi và nước, văn hóa sinh thái và giải trí, văn hóa Phật giáo. Đỉnh chính của ngọn núi này cao tới khoảng 450 mét. Du khách sẽ thường bắt gặp những đám mây màu tím và vàng bí ẩn bao phủ đỉnh của nó vào bình minh và hoàng hôn, đó cũng chính là nguyên do của cái tên núi Zijin Shan.Cầu sông Dương Tử Nam Kinh
Cầu sông Dương Tử Nam Kinh là cây cầu thứ ba được xây dựng bắc qua sông Dương Tử ở Trung Quốc và cũng là cây cầu đường sắt hai tầng đầu tiên do người Trung Quốc thiết kế và xây dựng mà không cần sự trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài. Chính vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử của Trung Quốc, cũng như trong lịch sử cầu của thế giới. Vào những năm 1960, cây cầu đã được liệt kê trong Sách kỷ lục Guinness thế giới về "cây cầu dài nhất có chức năng kép là đường cao tốc và đường sắt". Tầng trên là cầu đường bộ dài 4589 mét và rộng 15 mét trong khi tầng dưới là cầu đường sắt dài 6772 mét và rộng 14 mét. Với 200 bức tượng và 150 cặp đèn đường hình hoa mộc lan, cây cầu là một điểm thu hút độc đáo cho khách du lịch khi có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Dành một chút thời gian để thưởng thức cây cầu cũng như con sông Dương Tử Nam Kinh, chắc chắn bạn sẽ đánh giá cao công trình ấn tượng này và hiểu thêm về một số lịch sử gần đây của Trung Quốc.Đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát Nam Kinh
Đây là nơi người dân Trung Quốc tạo ra để tưởng nhớ những anh hùng chống lại quân đội Nhật và những điều họ đã làm cho đất nước trong vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937. Không phải tự nhiên mà Trung Quốc sản xuất rất nhiều phim ảnh về lịch sử chiến tranh với Nhật Bản, họ đã mất đi hàng nghìn người dân vô tội khi đấu tranh chống lại sự xâm lược của Nhật. Bảo tàng ghi lại ký ức đau đớn nhất đối với người dân Trung Quốc cũng như thủ đô Nam Kinh cổ đại. Ngày nay, nó còn là biểu tượng của hòa bình và hy vọng chống chiến tranh. Các chuyến tham quan đều được tổ chức rất tốt, từ bãi đỗ xe cho đến tất cả các chi tiết và vật phẩm kinh khủng nhất của vụ thảm sát gần 80 năm trước. Nhà tưởng niệm Nam Kinh có diện tích khoảng 120.000 mét vuông, bao gồm bốn khu chức năng khác nhau: Triển lãm ngoài trời, Quảng trường Jiangdongmen, Bảo tàng và Công viên Hòa bình. Nhiều bằng chứng tài liệu được trưng bày, bao gồm ảnh, nhật ký, báo chí đương đại, dịch vụ hỗ trợ tường thuật mà bảo tàng dự định truyền đạt,... Hầu hết các thông tin đều bằng tiếng Anh và họ cũng cung cấp bản dịch của các tài liệu chính để du khách dễ dàng tiếp cận.Bảo tàng dân gian Nam Kinh
Bảo tàng Dân gian Nam Kinh (南京 博物院) là nơi ở cũ của Ganxi, một học giả nổi tiếng của nhà Thanh, còn được gọi là Biệt thự gia đình Gan Gan. Đây là lâu đài tư nhân lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất ở thành phố Nam Kinh. Bây giờ nó đã được biến thành một bảo tàng trưng bày cuộc sống truyền thống hàng ngày và thủ công mỹ nghệ của thành phố Nam Kinh. Dinh thự có diện tích khoảng 10.000 mét vuông, và có hơn 300 phòng với ý nghĩa đóng góp cho nghệ thuật và văn hóa địa phương. Thứ nhất, dinh thự có giá trị nghệ sĩ lớn trong việc nghiên cứu kiến trúc cổ điển của Trung Quốc. Thứ hai, tại Tòa nhà Jindai trong dinh thự này có một bộ sưu tập lớn các cuốn sách cổ quý giá, tất cả đều cung cấp dữ liệu quan trọng để nghiên cứu văn hóa dân gian cổ đại. Biệt thự gia đình Gan Gan cũng phục vụ như một trung tâm truyền bá và công khai của Kunqu Opera.Ẩm thực Nam Kinh - Những món ăn ngon nổi tiếng tại Nam Kinh
Thành phố Nam Kinh - Trung Quốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, bên cạnh đó ẩm thực Nam Kinh cũng là điều thu hút du khách đi tour Trung Quốc mỗi khi tới đây. Cùng khám phá các món ăn được coi là "tiêu biểu" cho thành phố Nam Kinh dưới đây:Vịt muối
Một món ăn tưởng như rất đơn giản nhưng lại là một trong số những món ăn tiêu biểu được cho là ngon nhất ở Nam Kinh mà bạn nhất định phải thử khi đến đây. Trung Quốc vốn nổi tiếng với món vịt quay thế nhưng Nam Kinh lại luôn tự hào bởi món vịt muối đặc trưng này, món vịt cũng được chế biến rất công phu và cần nhiều thời gian. Vịt muối sẽ được ướp 2 tiếng, khi ăn thường ăn lúc lạnh. Hương thơm của món ăn nhẹ nhẹ, miếng thịt đậm đà.Súp huyết vịt
Một món ăn nghe rất lạ khiến bất cứ du khách nào khi tới đây cũng đều tò mò, muốn thưởng thức xem món súp huyết vịt trứ danh Nam Kinh là món ăn như thế nào. Súp huyết vịt là món ăn được chế biến từ tiết của vịt, được để đông lại cũng gần giống như món ăn tiết canh của người Việt Nam. Đây được coi là món ăn đặc trưng của người Nam Kinh, bạn có thể dễ dàng tìm ăn ở các con phố ẩm thực khi đến đây.Tangbao (bánh bao súp)
Bánh bao là món ăn phổ biến của người Trung Quốc nói chung và Nam Kinh nói riêng, ở Nam Kinh Tangbao được chế biến theo hương vị đặc trưng chỉ có nơi này mới có. Tangbao là loại bánh có lớp vỏ mỏng, bên trong nhân. Bạn chỉ cần cắn một miếng nhỏ sau đó ăn cùng với nước dùng và chấm với xì dầu, hương vị chắc chắn sẽ không thể quên được.Bánh bao thịt bò áp chảo
Một món bánh bao nữa cũng làm nên tên tuổi của ẩm thực Nam Kinh chính là bánh bao thịt bò áp cháo, khác với bánh bao súp món ăn này có vị giòn rụm. Đây được coi là báu vật của Nam Kinh, người Nam Kinh vẫn luôn tự hào bởi món ăn này. Chính vì vậy nếu có cơ hội tới Nam Kinh, bạn nhất định hãy thưởng thức món ăn này nhé.Đậu phụ Gansi
Đậu phụ Gansi là loại đậu phụ được cắt nhuyễn được luộc trong nước dùng gà nấu cùng với rất nhiều những món ăn khác. Hương vị đặc trưng của đậu phụ Gansi khiến bất cứ thực khách nào đã từng nếm thử qua đều sẽ không thể quên.Trung Quốc không chỉ có Bắc Kinh mới mang những nét hiện đại lẫn những nét cổ kính độc đáo thôi đâu. Còn hẳn một Nam Kinh cổ kính và thanh lịch muốn xiêu lòng nữa đấy. Và nếu bạn muốn khám phá thành phố cổ này, hãy liên hệ với Du lịch Phượng Hoàng ngay nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
Thành Phố Tế Nam - Trái tim của Sơn Đông Trung Quốc
Các bài viết khác