- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Tìm hiều về đất nước Lào - Cẩm nang Du lịch Lào 2024
Tìm hiều về đất nước Lào - Cẩm nang Du lịch Lào 2024
Lào tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan.
Vị trí địa lý và khí hậu của Lào
Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nằm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên.
Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan.
Đất nước Lào có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam. Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.
Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Vientiane, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.
Đặc trưng văn hóa của Lào
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào. Các địa điểm có tính văn hóa lịch sử cao của Lào có thể kể tới Cánh đồng chum ở tỉnh Xieng Khouang.
Về âm nhạc của người Lào sử dụng nhạc cụ này nhìn chung chúng có nhiều danh từ như nhau nhưng phần lớn động từ và tính từ
Ngôn ngữ Lào và Thái có vẻ giống nhau nhưng thực tế khác biệt nhau. Dù phần lớn người Lào hiểu tiếng Thái khẩu ngữ và viết và thậm chí nói được tiếng Thái, phần lớn người Thái bên ngoài vùng Isan không hiểu tiếng Lào. Chữ viết Lào và Thái cũng khác nhau và nhìn chung ít người Thái đọc được chữ Lào.
Điểm tương đồng giữa hai ngôn ngữ này nhìn chung chúng có có nhiều danh từ như nhau nhưng phần lớn động từ và tính từ thì khác biệt và tiếng Lào không sử dụng các hậu tố giống đực và giống cái như trong tiếng Thái.
Các ban nhạc thường sử dụng (mor lam) và khaen (mor khaen) cùng với đàn kéo cùng các nhạc công khác. Lam saravane là loại nhạc Lào phổ biến nhất. Người Lào ở Thái Lan đã phát triển một dạng gọi là mor lam sing.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lào
1. Thủ đô Viêng Chăn
Viêng Chăn là một thành phố gọn gàng, nhỏ xinh với nhiều đền tháp và cung điện dát vàng, những kiến trúc mang phong cách Pháp, những tòa nhà kiểu cũ còn từ thời thuộc địa. Xen giữa những quán ăn mang đậm tính truyền thống, Viêng Chăn ngày càng xuất hiện nhiều nhà hàng, quán bar pha trộn hơi hướng Tây phương.
► Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Thủ đô Viêng Chăn tại đây: https://dulichphuonghoang.vn/thu-do-vieng-chan-pht
► Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Thủ đô Viêng Chăn tại đây: https://dulichphuonghoang.vn/thu-do-vieng-chan-pht
2. Tham Kong Lo
Tham Kong Lo có một mạng lưới các hang đá vôi đá vôi Karst dài 7km ở Công viên Quốc gia Phu Hin Bun. Bên trong hang động có một hồ nước trong xanh như ngọc lục bảo, người dân địa phương tin tưởng từng là nơi tắm rửa của thần Indra Hindi.
3. Phongsaly
Phongsaly - Là một thị trấn kỳ lạ với một số nhà hàng Trung Quốc thú vị và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời. Đây cũng là địa điểm nổi tiếng khi đi du lịch Lào, thu hút rất nhiều khách du lịch.
4. Vang Vieng
Là một thị trấn nhỏ nằm ven sông Nam Song, được coi là “thiên đường khám phá” cho những ai thích sự chinh phục thác ghềnh. Những hang động cổ, tham quan các bản làng cổ kính và tìm hiểu nét văn hóa của những người dân nơi đây.
4. Si Phan Don
Si Phan Don có rất nhiều hòn đảo xung quanh, bởi thế khu vực này còn được gọi là “vùng đất 4.000 đảo”. Cảnh quan nơi đây đẹp như một bức tranh. Si Phan Don sẽ mang tới những trải nghiệm thú vị cho du khách bởi nơi đây còn có loài cá heo nước ngọt Irrawaddy quý hiếm.
5. Luang Prabang
Luang Prabang là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Lào, với những dãy núi trùng điệp bao phủ và nằm ngay ở ngã ba sông MeKong và Nậm Khan đã khiến cho Luang Prabang có những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, không mờ phai theo theo thời gian.
Các món ăn nổi tiếng của Lào
1. Gạo nếp Lào (Khao Niaw)
Gạo nếp là lương thực chính của cả nước. Người ta thường nói rằng người dân tại mảnh đất này ăn nhiều gạo nếp hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Theo truyền thống, nó được hấp trong một giỏ tre hình nón và đặt trong một cái giỏ có nắp đậy và được ăn kèm với nhiều món ăn. Đất nước Lào luôn có sẵn gạo nếp để ăn bất cứ lúc nào trong ngày.
2. Nộm thịt băm (Laab)
Món ăn này giống như một loại salad thịt băm, và được coi là món ăn quốc dân của Lào. Bạn có thể tìm thấy Laab được làm từ thịt gà, thịt bò, vịt, cá hoặc thịt lợn. Nó thường được pha với nước mắm, nước cốt chanh, nước cá lên men, gạo xay và các loại thảo mộc tươi. Nó thường đi kèm với một vài quả ớt, bạn có thể tránh ăn nếu không thể ăn cay. Củ ấu là món ăn cần thiết để kết hợp với xôi.
3. Nộm đu đủ (Tam Mak Hoong)
Gỏi đu đủ xanh là một món ăn được du nhập vào Bangkok từ những người mảnh đất này nhập cư. Nó tương tự như món Som Tam của Thái Lan, nhưng không chứa đậu phộng và thường được làm bằng nước mắm lên men. Các thành phần khác bao gồm đường thốt nốt, chanh, tỏi, cà chua, tôm khô, ớt và cà tím sống. Tất cả các nguyên liệu này được giã với nhau trong cối và chày truyền thống.
4. Cá hấp (Mok Pa)
Mok Pa là món cá hấp thường được gói trong lá chuối và buộc bằng dây tre. Nó được chế biến với sả, lá kaffir, hành lá, nước mắm, ớt xanh, mắm tôm và thì là tươi. Tất cả các nguyên liệu này được trộn chung với cá hấp. Mok Pa không bao giờ được ăn khô, và cũng là một món ăn phải kết hợp với xôi.
5. Bánh mì giòn baguette (Khao Jii Paté)
Do ảnh hưởng của Pháp, bánh mì baguette ngon thường được tìm thấy trên nhiều đường phố ở vùng này . Món bánh mì baguette này phần lớn giống với bánh mì của Việt Nam, nhưng thay vì sử dụng rau mùi và dưa chua, bánh mì Lào bao gồm cải xoong, cà rốt nạo và một lượng tương ớt tỏi. Đây là một món ăn nhanh có thể được thưởng thức khi đang di chuyển cho bữa sáng hoặc bữa trưa.
6. Mì nước (Khao Piak Sen)
Khao Piak Sen là một loại mì dai có độ sệt tương tự như mì Udon, nhưng nó được làm từ gạo thay vì lúa mì. Nó được coi là một món ăn thoải mái ở mảnh đất này, thường được làm từ thịt lợn hoặc thịt gà, sả, riềng, hẹ tây, tỏi, lá rau mùi thái nhỏ, giá đỗ và ăn kèm với chanh tươi thái mỏng. Yếu tố quan trọng nhất là nước dùng, nên nấu từ từ xương để có hương vị tốt nhất.
7. Salad cơm chiên giòn (Naem Khao Tod)
Naem Khao Tod là một món salad tươi sống từ nơi này được làm từ cơm nắm chiên giòn, những miếng xúc xích heo chua, đậu phộng, dừa nạo, nước mắm, ớt khô và các nguyên liệu khác. Theo truyền thống, nó được ăn như một sợi dọc bằng cách cho từng lá xà lách vào hỗn hợp Naem Khao, phủ lên trên là các loại thảo mộc tươi và ớt khô.
8. Xúc xích Lào (Sai Uah, Sai Gok)
Xúc xích Lào kiểu nơi đây là loại thịt được ướp với thảo mộc, không giống với bất kỳ loại xúc xích nào mà bạn từng thử trước đây. Giò heo này được hấp với riềng, lá kaffir, hẹ tây, ngò, ớt và nước mắm.
9. Phở Lào (Phor)
Phở Lào đây là một phiên bản khác của Phở Việt Nam. Nó được chế biến trong nước dùng thịt bò và được ăn kèm với rau thơm, ớt, chanh và giá đỗ. Đây là một trong những món ăn phổ biến nhất ở vùng này và tùy thuộc vào việc bạn đến thăm miền Bắc hay miền Nam của nơi này bạn sẽ được thưởng thức món ăn này ở những phiên bản khác nhau. Khi gọi một tô Phở, bạn thường được hỏi muốn ăn sợi phở mỏng hay dày.
10. Bia Lào
Bia Lào được bán ở khắp mọi nơi nhưng khách châu u thường vào Khob Chai Deu Garden gần đài phun nước Nam Phou. Nếu được mời một ly, hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ uống hết vài chai hơn bạn có thể mong đợi.
Các lễ hội truyền thống của Lào
1. Lễ hội Thạt Luổng
Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội. Trong đó, lễ hội Thạt Luổng là lễ hội truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hoá Lào nhất. Lễ hội Thạt Luổng diễn ra vào những ngày sát rằm tháng 12 Phật lịch, kéo dài một tuần và kết thúc vào đúng ngày rằm của tháng.
Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng - lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng.
Một trong những nét chính của phần lễ Thạt Luổng - lễ hội truyền thống đặc sắc của Lào là lễ rước Phạ Sạt Phơng (lễ rước tháp) từ chùa Mẹ Xỉ Mương tới Thạt Luổng.
Phạ Sạt Phơng là một mô hình kiến trúc đền thờ được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa làm bằng sáp ong màu vàng rực rỡ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc có ý nghĩa giống như tập tục đốt nhà cửa, tiền bạc… cho người đã khuất của người Việt Nam.
Khi đến Thạt Luổng, những người rước sẽ khiêng Phạ Sạt Phơng đi vòng quanh Thạt Luổng ba vòng trước khi dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính. Theo tục lệ, mỗi gia đình, bản hoặc một nhóm người… đều có thể chung nhau cúng một Phạ Sạt Phơng.
2. Lễ hội té nước Bunpimay
Lễ hội truyền thống té nước của Lào có tên gọi là lễ hội Bunpimay thường diễn ra từ 13 đến 15/4 hàng năm theo Phật lịch. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té nước vào nhau để cầu may cho cả năm.
Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo.
Người ta lên chùa để cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.
3. Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai
Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai được tổ chức vào tháng 5. Lễ hội được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các làng khác nhau trên cả nước và rải rác trong suốt cả tháng. Lễ hội bắn pháo cầu mưa ở làng Naxone quận Pakngum, Vientiane (Lào) được xem là lễ hội lớn so với những làng khác do làng Naxone khá gần thủ đô Vientiane nên thu hút số lượng đông đảo nhân dân Vientiane và khu vực lân cận tham gia.
4. Lễ hội mãn chay Okphansa
Lễ hội Okphansa - tiếng Lào có nghĩa là Lễ hội mãn chay, một trong những lễ hội lớn nhất của Lào diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng 11 theo lịch Phật Lào. Lễ hội Phăn xả là lễ hội lớn nhất trong năm, diễn ra trong ba tháng gọi là mùa chay. Lễ hội bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 gọi là Khậu phăn xả (Vào mùa chay) và kết thúc bằng lễ hội Okphansa nghĩa là mãn chay.
Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy, còn người thường ai nấy đều không cất nhà, không cưới hỏi và có thể tạm thời bỏ rượu, bỏ hút thuốc...
Tuy có các tháng kiêng kỵ, các hoạt động của xã hội Lào vẫn diễn ra bình thường. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa. Mục đích của lễ hội này là cầu may, cầu an và sức khỏe, đất nước thanh bình mùa màng tốt tươi.
5. Lễ hội đua thuyền
Theo quan điểm của người Lào sau ba tháng ăn chay, mọi người đã xua hết những ưu phiền để bắt đầu với những ngày mới của cuộc đời, đây là thời điểm diễn ra lễ hội đua thuyền - lễ hội truyền thống đặc sắc của người Lào.
Lễ mãn chay gồm có 3 hoạt động chính đó là: hành lễ (trong đó có cúng thực và rước nến xung quanh chùa), thả thuyền đèn nhưng quan trọng và sôi nổi nhất là hội đua thuyền. Trước ngày lễ người dân đến các ngôi chùa trong thành phố để làm lễ “Tắc bạt” (lễ khấn phật, xá tội). Đêm trước của ngày hội đua thuyền họ tập trung ở bờ sông Mê Kông để thả đèn và thuyền xuống dòng sông cầu mong hạnh phúc và những điều tốt đẹp.
Lễ hội đua thuyền truyền thống của Lào được xem như là một mốc khởi động cho sự vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà.... của người dân Lào.
Lễ hội đua thuyền truyền thống của Lào được xem như là một mốc khởi động cho sự vui chơi giải trí, lập gia đình, làm nhà.... của người dân Lào.
Trên đây là một số điều mà bạn cần biết trước khi đến Lào du lịch. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp chuyến đi du lịch Lào của bạn sắp tới thuận lợi hơn. Chúc bạn vui vẻ!
Các bài viết khác