- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Tỉnh Phúc Kiến: Hành trình du lịch Trung Quốc đầy bất ngờ và thú vị
Tỉnh Phúc Kiến: Hành trình du lịch Trung Quốc đầy bất ngờ và thú vị
Tỉnh Phúc Kiến nằm ở ven Biển Đông Nam của Trung Quốc, giáp với Chiết Giang ở phía Bắc, với Giang Tây ở phía Tây và với Quảng Đông ở phía Nam.
Dưới đây là một vài thông tin chung về tỉnh Phúc Kiến cũng như những địa điểm khó có thể bỏ qua khi đi Du lịch Trung Quốc tại tỉnh Phúc Kiến.
Tên gọi Phúc Kiến bắt nguồn từ việc kết hợp tên gọi của hai thành Phúc Châu và Kiến Châu (tên cũ của Kiến Âu) trên địa phận vào thời nhà Đường. Tỉnh có đại đa số cư dân là người Hán và là một trong những tỉnh có văn hóa và ngôn ngữ đa dạng nhất tại Trung Quốc. Hầu hết tỉnh Phúc Kiến do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quản lý. Tuy nhiên, các quần đảo Kim Môn và Mã Tổ nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Phúc Kiến
Dười thời Tần (221 - 207 TCN), Phúc Kiến gọi là Mân Việt, là một trong những trung tâm kinh tế biển của Trung Quốc. Đến thời Tống, Nguyên, Tuyền Châu trở thành một trong những hải cảng chính trên con đường tơ lụa, vận chuyển các mặt hàng dệt, đá quý, đồ sứ cùng nhiều thứ giá trị khác. Lợi ích kinh tế lớn của tỉnh thu hút hơn 100.000 hộ dân là các thương gia Ả Rập, nhà truyền giáo và khách tham quan.
Ở thế kỷ 15, nhà Minh suy thoái khiến thông thương hàng hải cũng bị hạn chế nhưng người Phúc Kiến vẫn chứng tỏ khả năng kinh doanh nhạy bén bằng nhiều mặt hàng đưa tới Đài Loan, Singapore, Philippines, Malaysia và Indonesia. Mối liên kết kinh tế này vẫn được duy trì tới thời hiện đại, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế tỉnh.
Ở thế kỷ 15, nhà Minh suy thoái khiến thông thương hàng hải cũng bị hạn chế nhưng người Phúc Kiến vẫn chứng tỏ khả năng kinh doanh nhạy bén bằng nhiều mặt hàng đưa tới Đài Loan, Singapore, Philippines, Malaysia và Indonesia. Mối liên kết kinh tế này vẫn được duy trì tới thời hiện đại, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế tỉnh.
Vị trí địa lý, địa hình của tỉnh Phúc Kiến
Ở phía đông và phía nam của mình, Phúc Kiến giáp với biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và biển Đông. Đường bờ biển của Phúc Kiến kéo dài 535 km theo đường thẳng. Tuy nhiên do có nhiều vịnh và bán đảo, đường bờ biển trên thực tế dài khoảng 3.324 km, chiếm 18,3% chiều dài đường bờ biển Trung Quốc.
Các vịnh lớn tại Phúc Kiến là vịnh Phúc Ninh , vịnh Tam Sa , vịnh La Nguyên , vịnh Mi Châu , vịnh Đông Sơn . Phúc Kiến có tổng cộng 1.404 đảo ven bờ, tổng diện tích của các hòn đảo này là khoảng trên 1.200 km². Các đảo chính là Hạ Môn, Kim Môn, Bình Đàm , Nam Nhật , Đông Sơn.
Địa hình Phúc Kiến chủ yếu là đồi núi, theo truyền thống được mô tả là "Bát sơn, nhất thủy, nhất phân điền" . Ở phía tây bắc, địa hình cao hơn với dãy núi Vũ Di tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Phúc Kiến và Giang Tây, trong đó, núi Hoàng Cương với cao độ 2.157 m là điểm cao nhất tại Phúc Kiến, cũng là điểm cao nhất vùng Đông Nam của mảnh đất này.
Vành đai núi Phúc Kiến từ bắc xuống nam chia thành dãy núi Thứu Phong, dãy núi Đái Vân. Đất đỏ và đất vàng là các loại đất chính của Phúc Kiến. Phúc Kiến là đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiều rừng nhất tại nơi này, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,96% vào năm 2009. Rừng tại Phúc Kiến có thể phân thành khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt ở trung và tây bộ và rừng mưa cận nhiệt đới gió mùa ở đông bộ.
Các sông chủ yếu tại Phúc Kiến là Mân Giang dài 577 km, Tấn Giang dài 182 km, Cửu Long Giang dài 258 km và Đinh Giang dài 220 km. Với lượng mưa phong phú, lưu lượng nước hàng năm của các sông trên toàn tỉnh là 116,8 tỷ m³ nước, riêng lưu lượng dòng chảy bình quân của Mân Giang đã lớn hơn của Hoàng Hà.
Đa số các sông suối có độ dốc lớn và chảy nhanh, có nhiều ghềnh thác, dự trữ thủy lực lý thuyết đạt 10,46 triệu kW, công suất lắp đặt đạt 7,0536 triệu kW. Tại vùng duyên hải, do có nhiều vũng vịnh nên có thể lợi dụng thủy triều để sản xuất điện, với 3000 km² diện tích chịu ảnh hưởng của thủy triều, dự trữ năng lượng thủy triều có thể khai thác là trên 10 triệu kW. Phúc Kiến có bốn đồng bằng lớn là đồng bằng Chương Châu, đồng bằng Phúc Châu, đồng bằng Tuyền Châu và đồng bằng Hưng Hóa.
Các vịnh lớn tại Phúc Kiến là vịnh Phúc Ninh , vịnh Tam Sa , vịnh La Nguyên , vịnh Mi Châu , vịnh Đông Sơn . Phúc Kiến có tổng cộng 1.404 đảo ven bờ, tổng diện tích của các hòn đảo này là khoảng trên 1.200 km². Các đảo chính là Hạ Môn, Kim Môn, Bình Đàm , Nam Nhật , Đông Sơn.
Địa hình Phúc Kiến chủ yếu là đồi núi, theo truyền thống được mô tả là "Bát sơn, nhất thủy, nhất phân điền" . Ở phía tây bắc, địa hình cao hơn với dãy núi Vũ Di tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Phúc Kiến và Giang Tây, trong đó, núi Hoàng Cương với cao độ 2.157 m là điểm cao nhất tại Phúc Kiến, cũng là điểm cao nhất vùng Đông Nam của mảnh đất này.
Vành đai núi Phúc Kiến từ bắc xuống nam chia thành dãy núi Thứu Phong, dãy núi Đái Vân. Đất đỏ và đất vàng là các loại đất chính của Phúc Kiến. Phúc Kiến là đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiều rừng nhất tại nơi này, với tỷ lệ che phủ rừng đạt 62,96% vào năm 2009. Rừng tại Phúc Kiến có thể phân thành khu vực rừng thường xanh lá rộng cận nhiệt ở trung và tây bộ và rừng mưa cận nhiệt đới gió mùa ở đông bộ.
Các sông chủ yếu tại Phúc Kiến là Mân Giang dài 577 km, Tấn Giang dài 182 km, Cửu Long Giang dài 258 km và Đinh Giang dài 220 km. Với lượng mưa phong phú, lưu lượng nước hàng năm của các sông trên toàn tỉnh là 116,8 tỷ m³ nước, riêng lưu lượng dòng chảy bình quân của Mân Giang đã lớn hơn của Hoàng Hà.
Đa số các sông suối có độ dốc lớn và chảy nhanh, có nhiều ghềnh thác, dự trữ thủy lực lý thuyết đạt 10,46 triệu kW, công suất lắp đặt đạt 7,0536 triệu kW. Tại vùng duyên hải, do có nhiều vũng vịnh nên có thể lợi dụng thủy triều để sản xuất điện, với 3000 km² diện tích chịu ảnh hưởng của thủy triều, dự trữ năng lượng thủy triều có thể khai thác là trên 10 triệu kW. Phúc Kiến có bốn đồng bằng lớn là đồng bằng Chương Châu, đồng bằng Phúc Châu, đồng bằng Tuyền Châu và đồng bằng Hưng Hóa.
Thời tiết, khí hậu tại Phúc Kiến
Phúc Kiến có khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu có lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 17-21 °C. Mùa đông tại Phúc Kiến khá ấm áp, nhiệt độ tháng 1 tại vùng duyên hải là 7-10 °C, tại vùng núi là 6-8 °C. Mùa hè nóng với nhiệt độ dao động từ 20-39 °C, chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới. Giáng thủy hàng năm đạt từ 1.400-2.000 mm, giảm dần từ đông nam đến Tây Bắc.
Con người tại Phúc Kiến
Người Hán chiếm 98% cư dân Phúc Kiến, tuy nhiên cư dân người Hán tại Phúc Kiến lại có tính đa nguyên cao về ngôn ngữ và văn hóa. người Mân là nhóm Hán lớn nhất tại Phúc Kiến, tiếp theo là người Khách Gia, người Triều Châu. Người Khách Gia sinh sống ở phần tây nam của Phúc Kiến.
Người Huệ An, một nhánh người Hán có văn hóa và các tập tục khác biệt, sinh sống tại bờ biển đông nam Phúc Kiến gần trấn Sùng Vũ tại huyện Huệ An, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc Phúc Kiến, chiếm 60% tổng số người Xa tại đây, họ là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Phúc Kiến. Năm 2009, tỉnh Phúc Kiến có tổng cộng 11 hương dân tộc, trong đó có 18 hương dân tộc Xa và 1 hương dân tộc Hồi, có 562 thôn dân tộc.
Do có địa hình đồi núi với nhiều đợt nhập cư đến từ miền Trung Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử, Phúc Kiến là một trong những nơi đa dạng nhất về ngôn ngữ trong số các khu vực người Hán trên toàn quốc. Trong một khoảng cách ngắn, các phương ngữ trong cùng một địa phương có thể không hiểu lẫn nhau. Điều này được phản ánh trong thành ngữ "nếu bạn đi năm dặm tại Phúc Kiến thì văn hóa sẽ biến đổi, và nếu bạn đi mười dặm, ngôn ngữ sẽ khác". Việc phân loại các phương ngữ này khiến các nhà ngôn ngữ học lúng túng.
Nhìn chung, hầu hết các phương ngữ tại Phúc Kiến được xếp thuộc về tiếng Mân, nhóm này lại chia thành tiếng Mân Bắc, tiếng Mân Đông, tiếng Mân Trung, tiếng Mân Nam, tiếng Phủ Tiên và tiếng Thiệu Tương. Phương ngữ Phúc Châu thuộc tiếng Mân Đông, song một số nhà ngôn ngữ học lại phân nó thuộc tiếng Mân Bắc; tiếng Hạ Môn là một bộ phận của tiếng Mân Nam. Tiếng Khách Gia, một phân nhánh khác của tiếng Hán, được người Khách Gia sinh sống quanh Long Nham nói. Cũng như các tỉnh khác, ngôn ngữ chính thức tại Phúc Kiến là tiếng Phổ thông, được dùng để đàm thoại giữa người dân ở các khu vực khác nhau.
Người Huệ An, một nhánh người Hán có văn hóa và các tập tục khác biệt, sinh sống tại bờ biển đông nam Phúc Kiến gần trấn Sùng Vũ tại huyện Huệ An, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía bắc Phúc Kiến, chiếm 60% tổng số người Xa tại đây, họ là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Phúc Kiến. Năm 2009, tỉnh Phúc Kiến có tổng cộng 11 hương dân tộc, trong đó có 18 hương dân tộc Xa và 1 hương dân tộc Hồi, có 562 thôn dân tộc.
Do có địa hình đồi núi với nhiều đợt nhập cư đến từ miền Trung Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử, Phúc Kiến là một trong những nơi đa dạng nhất về ngôn ngữ trong số các khu vực người Hán trên toàn quốc. Trong một khoảng cách ngắn, các phương ngữ trong cùng một địa phương có thể không hiểu lẫn nhau. Điều này được phản ánh trong thành ngữ "nếu bạn đi năm dặm tại Phúc Kiến thì văn hóa sẽ biến đổi, và nếu bạn đi mười dặm, ngôn ngữ sẽ khác". Việc phân loại các phương ngữ này khiến các nhà ngôn ngữ học lúng túng.
Nhìn chung, hầu hết các phương ngữ tại Phúc Kiến được xếp thuộc về tiếng Mân, nhóm này lại chia thành tiếng Mân Bắc, tiếng Mân Đông, tiếng Mân Trung, tiếng Mân Nam, tiếng Phủ Tiên và tiếng Thiệu Tương. Phương ngữ Phúc Châu thuộc tiếng Mân Đông, song một số nhà ngôn ngữ học lại phân nó thuộc tiếng Mân Bắc; tiếng Hạ Môn là một bộ phận của tiếng Mân Nam. Tiếng Khách Gia, một phân nhánh khác của tiếng Hán, được người Khách Gia sinh sống quanh Long Nham nói. Cũng như các tỉnh khác, ngôn ngữ chính thức tại Phúc Kiến là tiếng Phổ thông, được dùng để đàm thoại giữa người dân ở các khu vực khác nhau.
Tình hình kinh tế tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc
1. Nông nghiệp
Phúc Kiến là tỉnh có nhiều đồi núi, thiếu đất canh tác. Lúa là cây trồng chính, ngoài ra các nông dân còn trồng khoai lang cùng lúa mì và lúa mạch. Ruộng lúa ước tính chiếm 81% diện tích đất canh tác, có thể trồng hai đến ba vụ luân phiên trong một năm, chẳng hạn theo công thức lúa gạo-lúa gạo-lúa mì.
Phúc Kiến là một tỉnh trọng yếu trong việc trồng các loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại vùng này. Phúc Kiến cũng trồng mía để sản xuất đường và trồng cải dầu. Phúc Kiến cũng dẫn đầu nơi này về sản lượng nhãn, vải, trà.
Theo công báo Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc dân tỉnh Phúc Kiến năm 2010, diện tích cây lương thực đạt 18,4845 triệu mẫu, trong đó diện tích lúa là 12,8224 triệu mẫu, diện tích trồng thuốc lá là 972.400 mẫu, diện tích trồng các loại hạt có dầu là 1.674.900 mẫu, khu vực có phát triển trồng rau là trên 10 triệu mẫu. năm 2010, sản lượng lương thực đạt 6,6 triệu tấn. Hải sản là một thế mạnh khác của Phúc Kiến, đặt biệt là các loài có vỏ.
Phúc Kiến là một tỉnh trọng yếu trong việc trồng các loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại vùng này. Phúc Kiến cũng trồng mía để sản xuất đường và trồng cải dầu. Phúc Kiến cũng dẫn đầu nơi này về sản lượng nhãn, vải, trà.
Theo công báo Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc dân tỉnh Phúc Kiến năm 2010, diện tích cây lương thực đạt 18,4845 triệu mẫu, trong đó diện tích lúa là 12,8224 triệu mẫu, diện tích trồng thuốc lá là 972.400 mẫu, diện tích trồng các loại hạt có dầu là 1.674.900 mẫu, khu vực có phát triển trồng rau là trên 10 triệu mẫu. năm 2010, sản lượng lương thực đạt 6,6 triệu tấn. Hải sản là một thế mạnh khác của Phúc Kiến, đặt biệt là các loài có vỏ.
2. Thương mại
Tỉnh Phúc Kiến sẽ được hưởng lợi từ việc khai thông vận chuyển trực tiếp với Đài Loan bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 năm 2008. Điều này cũng bao gồm việc mở các chuyến bay từ Đài Loan đến các thành phố chính của Phúc Kiến như Hạ Môn và Phúc Châu. Bên cạnh đó, các cảng tại Hạ Môn, Tuyền Châu và Phúc Châu sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng để tăng trao đổi thương mại với Đài Loan.
Năm 2011, GDP danh nghĩa của Phúc Kiến là 1,74 nghìn tỷ NDT , tăng 13% so với năm trước đó. GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 46.802 NDT . Đến năm 2015, Phúc Kiến hy vọng sẽ có ít nhất 50 doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 10 tỉ NDT. Chính quyền cũng dự tính 55% tăng trưởng GDP sẽ đến từ lĩnh vực công nghiệp.
Năm 2011, GDP danh nghĩa của Phúc Kiến là 1,74 nghìn tỷ NDT , tăng 13% so với năm trước đó. GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 46.802 NDT . Đến năm 2015, Phúc Kiến hy vọng sẽ có ít nhất 50 doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 10 tỉ NDT. Chính quyền cũng dự tính 55% tăng trưởng GDP sẽ đến từ lĩnh vực công nghiệp.
Ẩm thực tại Phúc Kiến
Phúc Kiến nổi tiếng với hải sản tươi ngon. Ở đây có rất nhiều loại hải sản giàu dinh dưỡng mà giá rẻ cực kỳ. Ẩm thực Phúc Kiến cũng là một trong 8 trường phái lớn của ẩm thực Trung Quốc. Những món ăn nổi tiếng của Phúc Kiến có thể kể đến như Phật nhảy qua tưởng, vây cá mập, bào ngư, hải sâm, …
Đặc biệt rượu Thiệu Hưng là một trong những đồ uống không thể bỏ qua. Loại rượu này nổi tiếng với sự thơm, dư vị lưu luyến trong tâm trí du khách. Đi du lịch Trung Quốc tới Phúc Kiến bạn cũng đừng quên thưởng thức trà. Ở Phúc Kiến có 2 loại trà lâu đời đó là trà Ô Long và Nham trà Vũ Di. Ngoài ra, trà hoa nhài Phúc Kiến cũng được đông đảo du khách yêu thích.
Đặc biệt rượu Thiệu Hưng là một trong những đồ uống không thể bỏ qua. Loại rượu này nổi tiếng với sự thơm, dư vị lưu luyến trong tâm trí du khách. Đi du lịch Trung Quốc tới Phúc Kiến bạn cũng đừng quên thưởng thức trà. Ở Phúc Kiến có 2 loại trà lâu đời đó là trà Ô Long và Nham trà Vũ Di. Ngoài ra, trà hoa nhài Phúc Kiến cũng được đông đảo du khách yêu thích.
Những địa điểm tham quan nổi tiếng tại tỉnh Phúc Kiến
Phúc Kiến là nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp đa dạng, phong cảnh hữu tình. Dưới đây là những địa danh mà du khách đặt chân tới Phúc Kiến không thể bỏ qua:
1. Núi Vũ Di Sơn
Núi Vũ Di của Phúc Kiến được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất vùng Đông Nam Trung Quốc. Núi Vũ Di cách thành phố Vũ Di của tỉnh Phúc Kiến khoảng 15 km về phía Nam. Ở núi Vũ Di có khu thắng cảnh cấp quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu phát triển kinh tế du lịch. Đây chính là địa điểm lý tưởng để du khách thưởng ngoạn khung cảnh non nước hùng vĩ.
Ngoài ra, du khách còn có một hành trình khám văn hóa và lịch sử đầy thú vị ở nơi đây. Bao quanh núi Vũ Di còn có vùng đất Đan Hạ. Nền văn hóa lịch sử lâu đời và những phong tục tập quán đậm bản sắc truyền thống sẽ làm du khách ấn tưởng.
Ngoài núi non hùng vĩ, Vũ Di còn có rất nhiều hang động và vách đá sừng sững. Từ cao nhìn xuống, tâm hồn du khách sẽ được thả trôi cùng đất trời bao la rộng lớn, phía dưới là dòng suối trong xanh mềm mại. Chẳng vậy mà nơi đây trở thành di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới.
Ngoài ra, du khách còn có một hành trình khám văn hóa và lịch sử đầy thú vị ở nơi đây. Bao quanh núi Vũ Di còn có vùng đất Đan Hạ. Nền văn hóa lịch sử lâu đời và những phong tục tập quán đậm bản sắc truyền thống sẽ làm du khách ấn tưởng.
Ngoài núi non hùng vĩ, Vũ Di còn có rất nhiều hang động và vách đá sừng sững. Từ cao nhìn xuống, tâm hồn du khách sẽ được thả trôi cùng đất trời bao la rộng lớn, phía dưới là dòng suối trong xanh mềm mại. Chẳng vậy mà nơi đây trở thành di sản thiên nhiên và văn hóa của thế giới.
3. Thổ Lâu
Thổ Lâu là dạng công trình độc đáo, là biểu tượng của vùng núi Tây Nam Phúc Kiến. Những ngôi nhà cổ này là sản phẩm sáng tạo của người Khách Gia, được tạo chủ yếu từ đất nện. Cấu trúc những ngôi nhà đặc biệt này là hình tròn khép kín. Không gian mở hướng quay vào trong. Còn ở giữa chính là khoảng trống để sinh hoạt tập thể và cúng bái.
Ở tỉnh Phúc Kiến có tất cả 46 thổ lâu. Đi du lịch Phúc Kiến Trung Quốc, du khách chắc chắn không thể bỏ qua những thổ lâu độc đáo này. Đây chính là một trong những điểm đến được rất nhiều khách du lịch yêu thích.
Ở tỉnh Phúc Kiến có tất cả 46 thổ lâu. Đi du lịch Phúc Kiến Trung Quốc, du khách chắc chắn không thể bỏ qua những thổ lâu độc đáo này. Đây chính là một trong những điểm đến được rất nhiều khách du lịch yêu thích.
4. Hạ Môn
Hạ Môn là thành phố du lịch điển hình của tỉnh Phúc Kiến đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của bạn trong một chuyến du lịch. Đến với nơi này, bạn có thể dành cả ngày để tham quan những công trình kiến trúc cổ xưa, ngụp lặn trong làn nước biển xanh ngắt, khám phá nét văn minh trong thành phố hay đơn giản là thong dong thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương.
Du khách tới đây đừng quên ghé thăm những địa danh như: Nam Phổ Đà Tự, Pháo đài Hồ Lí Sơn, Bảo tàng Hoa kiều, Chợ cá đường Khai Hòa...
Du khách tới đây đừng quên ghé thăm những địa danh như: Nam Phổ Đà Tự, Pháo đài Hồ Lí Sơn, Bảo tàng Hoa kiều, Chợ cá đường Khai Hòa...
5. Tuyền Châu
Tuyền Châu là thành phố nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, được mệnh danh là Thượng Hải của Trung Quốc vào 1.000 năm trước đây. Là cảng lớn nhất ở châu Á vào thời đại nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368), Tuyền Châu được xây dựng vào năm 718 và từng được gọi là điểm xuất phát của con đường tơ lụa trên biển.
Ngày nay, Tuyền Châu là thành phố ven biển với tám triệu người sinh sống. Nó đã trở thành một điểm du lịch hàng đầu Phúc Kiến bởi những khung cảnh đẹp thơ mộng và đặc biệt là những di sản hàng hải, nhân chứng một thời của con đường tơ lụa trên biển Trung Quốc.
Ngày nay, Tuyền Châu là thành phố ven biển với tám triệu người sinh sống. Nó đã trở thành một điểm du lịch hàng đầu Phúc Kiến bởi những khung cảnh đẹp thơ mộng và đặc biệt là những di sản hàng hải, nhân chứng một thời của con đường tơ lụa trên biển Trung Quốc.
6. Khu thắng cảnh Đại Hồng Bảo
Đây đích thị là điểm đến hoàn hảo cho những ai kiếm tìm chốn thanh tịnh, hòa mình với thiên nhiên xanh ngát. Xung quanh vùng đất này là 9 ngọn núi đá sừng sững oai linh như 9 con rồng tụ họp lại, bảo vệ cho mảnh đất thanh bình. Không gian hoàn hảo với tiếng chim hót trong trẻo, tiếng suối chảy róc rách hòa cùng sắc thắm của những bông mẫu đơn sẽ khiến du khách ngây ngất quên lối về!
7. Cổ Lãng Tự
Cổ Lãng Tự sở hữu những dinh thự duyên dáng từ thời thuộc địa, không khí trong lành, yên bình là một điểm tham quan xinh đẹp. Cổ Lãng Tự tuy chỉ là hòn đảo nhỏ nhưng tầm quan trọng của nó ảnh hưởng việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch ở Phúc Kiến, thu hút hàng ngàn lượt du khách tới tham quan mỗi ngày.
Những năm 1880, Cổ Lãng Tự là nơi định cư của những người ngoại quốc bởi vậy nên các kiến trúc nhà thờ, bệnh viện, văn phòng, bưu điện, khách sạn và cả lãnh sự quán,… đều có đủ.
Năm 1903, đảo chính thức trở thành khu định cư của người nước ngoài với hội đồng thành phố và lực lượng trị an đảo riêng. Trên Cổ Lãng Tự có nhiều điểm đến thú vị cho du khách ghé đến tham quan như: Bảo tàng dương cầm, Hạo Nguyện Viên, Công viên Nhật Quang Nham, Hoa viên Thục Trang.
Những năm 1880, Cổ Lãng Tự là nơi định cư của những người ngoại quốc bởi vậy nên các kiến trúc nhà thờ, bệnh viện, văn phòng, bưu điện, khách sạn và cả lãnh sự quán,… đều có đủ.
Năm 1903, đảo chính thức trở thành khu định cư của người nước ngoài với hội đồng thành phố và lực lượng trị an đảo riêng. Trên Cổ Lãng Tự có nhiều điểm đến thú vị cho du khách ghé đến tham quan như: Bảo tàng dương cầm, Hạo Nguyện Viên, Công viên Nhật Quang Nham, Hoa viên Thục Trang.
Trên đây Du Lịch Phượng Hoàng vừa mới giới thiệu tới các bạn về tỉnh Phúc Kiến và một số điểm đến đẹp nổi bật ở tỉnh Phúc Kiến. Nếu du khách có dịp đi du lịch Trung Quốc thì đừng bỏ qua những địa điểm này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi đầy thú vị!
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
Tỉnh An Huy Trung Quốc : Vùng đất có nhiều ngôi làng cổ
Tỉnh Quý Châu Trung Quốc - Vùng đất Bí Ẩn với phong cảnh hữu tình
Các bài viết khác