• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Tỉnh Giang Tô Trung Quốc - Vùng đất xinh đẹp xứ Thanh Hoa

Tỉnh Giang Tô Trung Quốc được đặt theo tên của Giang Ninh và Tô Châu. Cho dù là Giang Ninh phồn thịnh hay Tô Châu thanh lịch và trìu mến, với dáng vẻ bề thế và hàm ý sâu xa, thì từ xưa đến nay, nó vẫn luôn là một Giang Tô với nhiều cảnh đẹp và sức hấp dẫn khó quên.


  • Một vài thông tin cơ bản về tỉnh Giang Tô Trung Quốc

    Giang Tô có mật độ dân số cao nhất trong số các tỉnh của Trung Quốc, và xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành ...
     
    Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía bắc, giáp với An Huy ở phía tây, giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía nam. Giang Tô có đường bờ biển dài 1.000 kilômét (620 mi) dọc theo Hoàng Hải và một phần biển Hoa Đông, Trường Giang chảy qua và đổ ra biển ở nam bộ Giang Tô. Từ sau khi nơi này tiến hành cải cách mở cửa, Giang Tô là một điểm nóng về phát triển kinh tế và hiện có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự chênh lệch phát triển giữa vùng phía nam giàu có và vùng phía bắc còn mang tính nông thôn cao.
     
    Giang Tô nằm ở phía đông đại lục Trung Quốc, giới hạn từ 116°22'-121°55' kinh Đông, 30°46′-35°07′ vĩ Bắc. Có Trường Giang và Hoài Hà chảy qua ở phía nam và bắc, đông giáp Hoàng Hải, đông nam giáp Thượng Hải, nam giáp Chiết Giang, tây giáp An Huy, bắc giáp Sơn Đông. Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam. Giang Tô có diện tích 102.600 km², là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Hải Nam. Đường ranh giới trên đất liền của tỉnh Giang Tô dài 3.383 km, cùng với 954 km đường bờ biển.
     
    Đại bộ phận Giang Tô là đồng bằng phù sa hạ du Trường Giang và Hoài Hà, địa thế toàn tỉnh nhìn chung là khá thấp và bằng phẳng, cũng là tỉnh thấp và bằng phẳng nhất tại nơi này. Diện tích vùng đồng bằng tại Giang Tô là trên dưới 70.000 km², chiếm 69% diện tích toàn tỉnh; vùng mặt nước chiếm 17% diện tích của tỉnh, đồi núi thấp chiếm 14% diện tích của tỉnh và tập trung tại tây nam và bắc bộ. Đỉnh Ngọc Nữ trên Hoa Quả Sơn thuộc Liên Vân Cảng là điểm cao nhất Giang Tô với cao độ 624,4 mét trên mực nước biển. Hoa Quả Sơn tại Giang Tô được công nhận tương đối rộng rãi là nguyên mẫu của Hoa Quả Sơn trong Tây du kí.
     
     
    Hầu hết các khu vực tại Giang Tô đều có hệ thống thủy khá phát triển, diện tích mặt nước của toàn tỉnh là 17.300 km², chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích và đứng đầu trong số các tỉnh tại đây. Đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Thái Hồ ở phía nam của Trường Giang và đồng bằng Lý Hạ Hà ở giữa Trường Giang và Hoài Hà, các sông và kênh rạch hình thành một mạng lưới vô cùng dày đặc.
     
    Ngoài các dòng chảy tự nhiên, Giang Tô cũng có rất nhiều kênh. Trong đó Kinh-Hàng Đại Vận Hà trải dài 718 km từ nam đến bắc của tỉnh, có cả thảy 8 địa cấp thị tại Giang Tô nằm ven tuyến Kinh-Hàng Đại Vận Hà, trong đó có các danh thành trong lịch sử và văn hóa nơi đây như Tô Châu hay Dương Châu. Ngoài ra, Giang Tô còn có các kênh nổi danh khác như kênh thủy lợi Tô Bắc  và Thông Dương Vận Hà. Giang Tô là tỉnh tập trung nhiều hồ nhất Trung Quốc, với trên 290 hồ lớn nhỏ, tổng diện tích mặt hồ của toàn tỉnh Giang Tô là 6.853 km², chiếm tỷ lệ 6% diện tích, đứng đầu cả nước.
     
    Tính đến cuối năm 2011, tổng số nhân khẩu thường trú tại Giang Tô là 78,988 triệu người, tăng 295.000 người so với năm trước. Trong năm, tỷ xuất sinh của Giang Tô là 9,59‰ và tỷ suất tử vong là 6,98‰, đạt mức tăng trưởng tự nhiên là 2,61‰. Bên cạnh người Hán chiếm tuyệt đại đa số, tỉnh Giang Tô có sự hiện diện của toàn bộ 55 dân tộc thiểu số được công nhận tại vùng này . Các dân tộc thiểu số đã sinh sống nhiều đời tại Giang Tô là người Hồi và người Mãn.
     
    Quan thoại và tiếng Ngô là hai ngôn ngữ hay phương ngữ chính tại Giang Tô. Trong đó, tiếng Ngô phân bổ ở khu vực đông nam mà trung tâm là Tô Châu, Vô Tích và Thường Châu; Quan thoại Trung Nguyên phân bố ở phía tây bắc, bao trùm toàn bộ Từ Châu và vùng đô thị của Túc Thiên; Quan thoại Giao-Liêu chỉ được nói ở huyện Cống Du thuộc Liên Vân Cảng; các khu vực còn lại, bao gồm cả tỉnh lị Nam Kinh, chủ yếu nói Quan thoại Giang Hoài. Ngoài ra, ở vùng Tô Nam còn hình thành một số đảo phương ngữ bắt nguồn từ các di dân ngoại tỉnh, như của tiếng Mân Nam.
     
    Theo tính toán sơ bộ, tổng GDP của Giang Tô trong năm 2011 là 4,86043 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11% so với năm trước đó. Kết cấu các khu vực trong nền kinh tế của tỉnh cũng tiến triển theo hướng ưu hóa, năm 2011, khu vực một của nền kinh tế đạt giá trị 306,48 tỉ NDT, tăng trưởng 4%; khu vực hai của nền kinh tế đạt giá trị 2,50238 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11,7%; khu vực ba của nền kinh tế đạt giá trị 2,05157 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11,1%; tỷ lệ giữa ba khu vực theo thứ tự là 6,3:51,5:42,2. Cũng trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Giang Tô là 539,76 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 312,6 tỉ USD.

    Những địa điểm du lịch say đắm lòng người tại Giang Tô Trung Quốc

    Giang Tô là một trong những nơi sản sinh ra nền văn minh cổ đại Trung Quốc, con người cổ đại, văn hóa Vũ Lăng, và văn hóa sông Dương Tử. Từ xa xưa, đây đã là một trong những tỉnh phát triển nhất Trung Quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa. Dưới đây là một vài địa điểm tuyệt đẹp tại Giang Tô Trung Quốc mà bạn khó có thể bỏ qua: 
     

    Vườn cổ điển Tô Châu

    Vườn cổ điển Tô Châu hay còn được gọi là "Vườn Tô Châu", là tên gọi chung của những khu vườn cổ điển Trung Quốc nằm ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Các khu vườn cổ điển Tô Châu có thể bắt nguồn từ thời Xuân Thu, được phát triển vào triều đại Tấn và nhà Đường, thịnh vượng vào thời nhà Tống, và phát triển mạnh mẽ vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tô Châu được biết đến với cái tên "Thành phố của những khu vườn". Vào cuối thời nhà Thanh, có hơn 170 khu vườn trong và ngoài thành phố, với hơn 50 khu hiện có. Khu vườn cổ điển Tô Châu và dinh thự được tích hợp thành một, được đánh giá cao và là nơi tham quan, sinh sống. Sự hình thành của loại hình kiến ​​trúc này là sự sáng tạo của con người gắn bó với thiên nhiên, theo đuổi sự hòa hợp với thiên nhiên, làm đẹp và hoàn thiện môi trường sống của chính mình trong những thành phố đông dân cư và thiếu cảnh sắc thiên nhiên.

    Phố cổ Đồng Lý

    Phố cổ Đồng Lý thuộc quận Ngô Giang, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, được xây dựng vào thời nhà Tống. Trong thị trấn có rất nhiều khu vườn, đền thờ, dinh thự và nơi ở của những người nổi tiếng được xây dựng từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Năm 2005, nó được đánh giá là "Top 10 Thị trấn quyến rũ ở Trung Quốc năm 2005" bởi CCTV.

    Phố cổ Châu Trang 

    Phố cổ Châu Trang  nằm cách thành phố Tô Châu 38 km về phía đông nam, họa sĩ cổ đại nổi tiếng Ngô Quán Trung  đã viết một bài báo rằng "Hoàng Sơn là nơi hội tụ vẻ đẹp của sông núi Trung Quốc, còn Châu Trang là nơi hội tụ những nét đẹp của làng nước Trung Quốc". Châu Trang có lịch sử gần 900 năm, có nội hàm văn hóa phong phú. Nhà văn thời Tây Tấn là Trương Hán, các nhà thơ thời Đường như Lưu Vũ Tây, Lữ Quý Minh, v.v ... đã từng sống ở Châu Trang. 

    Hồ Kim Kê

    Hồ Kim Kê nằm ở phía đông thành phố Giang Tô. Hồ Kim Kê rộng hơn 1,8 km vuông so với Hồ Tây Hàng Châu, ban đầu chỉ là một nhánh của hồ Vạn Khánh Thái Hồ, sau đó hồ được nâng cấp thành công viên hồ đô thị lớn nhất Trung Quốc. Hiện nay hồ có thể được gọi là thiên đường mới trên trái đất của Giang Tô trong thế kỉ 21. Một bên là hồ, một bên là thảm cỏ xanh bất tận, cây cối xanh tốt như một khu rừng, bên dưới là hoa thơm ngát, phía trên là trời xanh mây trắng. Hồ Kim Kê có rất nhiều thứ đẹp đẽ, được ví là “Thiên hạ bất tử”.

    Lăng Tôn Trung Sơn

    Lăng Tôn Trung Sơn là lăng mộ của nhà cách mạng vĩ đại tiên phong Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc. Ông Tôn Trung Sơn qua đời tại Bắc Kinh vào năm 1925, khi mất, ông mong được an táng tại Trung Sơn. Thiết kế của Lăng Trung Sơn khá tài tình, toàn bộ lăng  giống như một tiếng chuông lớn rung động lòng người.  

    Ngoài những địa điểm đẹp kể trên đây, tỉnh Giang Tô còn rất nhiều địa điểm du lịch đẹp, những cổ trấn cổ xưa đang chờ các bạn khám phá.

    Ẩm thực tại Giang Tô Trung Quốc - Những món ăn nổi tiếng khó có thể bỏ qua

    Ẩm thực Giang Tô là một trong tám trường phái lớn của ẩm thực Trung Quốc. Ẩm thực Giang Tô lại được chia tiếp thành các phong cách ẩm thực nhỏ hơn: ẩm thực Kim Lăng (hay ẩm thực Kinh Tô), trung tâm là Nam Kinh với đặc điểm là tinh tế cùng khẩu vị "bình hòa"; ẩm thực Hoài Dương tập trung tại Hoài An, Dương Châu và Trấn Giang với đặc điểm là chú trọng đến việc lựa chọn nguyên liệu và dao, khẩu vị "thanh đạm"; ẩm thực Tô Tích tập trung tại Tô Châu, Vô Tích cùng Thường Châu với đặc điểm là thường dùng bã rượu để điều vị, có thế mạnh về các loại thủy sản, khẩu vị "thiên điềm"; ẩm thực Từ Hải, tập trung ở Từ Châu và Liên Vân Cảng, có thế mạnh về hải sản và rau xanh, khẩu vị "giác trọng".
     

    Nhìn chung, các nguyên liệu điển hình trong món ăn Giang Tô là thủy sản tươi sống, trà, măng, nấm,..Ngoài ra, kỹ thuật gọt tỉa, trang trí thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Ẩm thực Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần. Dưới đây là một vài món ăn cực kỳ nổi tiếng tại Giang Tô mà bạn có thể tham khảo:

    Cơm chiên Dương Châu

    Đây hẳn là món ăn cân bằng dinh dưỡng nhất của Giang Tô. Cơm chiên Dương Châu, nghe thì đơn giản, mộc mạc, nhưng thực chất món này bao gồm các nguyên liệu rất đa dạng: trứng, giăm bông, sò điệp, cà rốt, đậu xanh và nhiều loại thịt, rau củ khác. Đây không phải các nguyên liệu cố định mà người đầu bếp có thể biến tấu linh hoạt sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách và từng mùa trong năm. Chính sự kết hợp phong phú đó đã làm món ăn này có màu sắc bắt mắt, kích thích vị giác du khách mãnh liệt, nhưng đồng thời vẫn vô cùng bổ dưỡng. Đặc điểm này của món cơm chiên Dương Châu cũng là một nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc vậy.

    Vịt muối Nam Kinh

    Nam Kinh là thủ phủ của tỉnh Giang Tô, và du khách ghé thăm không ai là không biết đến món vịt muối trứ danh của nơi đây. Lớp thịt vịt mang màu trắng ngà, rất mềm, có vị ngọt nhẹ, mỡ mà không ngấy. Món ăn nổi tiếng của Giang Tô này có hương vị thơm ngon, đậm đà, có thể chính phục bất cứ ai, kể cả những thực khách khó tính nhất. Hàng năm, cứ vào khoảng giữa thu, khi hoa quế đang mùa nở rộ, người ta lại bắt đầu rộn ràng chờ được nếm thử món ăn này, vì đây chính là thời điểm lý tưởng nhất để chế biến vịt muối. Cũng vì lý do đó mà vịt muối Nam Kinh còn được gọi bằng cái tên mỹ miều là vịt quế hoa. Thậm chí, nhiều người chọn Nam Kinh làm điểm đến du lịch cũng chỉ vì muốn được một lần thưởng thức món vịt muối nức tiếng này.

    Đậu phụ Bình Kiều

    Đậu phụ Bình Kiều đã từng là món yêu thích của cả cố Thủ tướng Chu Ân Lai và vua Càn Long thời nhà Thanh. Chuyện xưa kể rằng, khi thuyền rồng của vua Càn Long đi qua Bình Kiều, một trấn cổ thuộc Hoài An lúc bấy giờ, vua đã được thưởng thức món đậu phụ Bình Kiều này và tấm tắc khen. Từ đó, đậu phụ Bình Kiều trở nên lừng danh khắp Giang Tô và Hoài An, trở thành món ăn truyền thống nổi tiếng trong trường phái ẩm thực Giang Tô. Đây là một món ăn Giang Tô nổi tiếng và được chế biến vô cùng công phu. Nguyên liệu chính là đậu phụ, trứng và thịt gà. Ngoài ra còn có măng, nấm cùng các loại gia vị khác. Sau khi chế biến, những miếng đậu phụ nhỏ, trắng nõn, mềm mại sẽ được cắt thành hình kim cương đầy nghệ thuật. Khi đưa miếng đậu vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát, nhẹ nhàng. Miếng đậu phụ dường như tan ngay trên đầu lưỡi, để lại hương vị hoà quyện giữa trứng, gà, nấm và gia vị, khiến thực khách không khỏi say đắm, xiêu lòng.

    Bánh bột chiên trứng

    Các món ăn Giang Tô dường như đều có những cái tên rất dung dị, mộc mạc, đôi khi khiến người ta lầm tưởng rằng chúng chẳng có gì đặc biệt. Ấy vậy nhưng món nào món nấy cũng đều khiến thực khách phải say đắm cõi lòng, quyến luyến không nỡ dừng đũa. Bánh bột chiến trứng cũng như vậy, nghe tên thì tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là một món ăn sáng hấp dẫn rất được ưa chuộng tại Giang Tô. Món ăn này có cách làm gần giống bánh cuốn trứng nhưng được nướng thay vì chiên giòn. Theo kinh nghiệm du lịch Giang Tô, người ta tráng một lớp bột mỏng trên chiếc chảo dẹt, đợi đến lúc bột vừa khô thì đập vào một quả trứng, rắc thêm chút gia vị và thật nhiều hành lá rồi cuộn lại. Chiếc bánh bột chiên trứng mới ra lò nóng hôi hổi, cắn vào vừa cảm nhận được chút giòn tan của lớp vỏ, vừa thấy được hương thơm và vị béo mềm của trứng chín tới, đủ sức khiến những du khách yêu thích ẩm thực phải bỏng lưỡi vì nóng mà vẫn không thể ngừng.

    Các món ăn nhẹ Tô Châu

    Tô Châu là một thành phố với lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, trên bờ Thái Hồ, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Vùng này có các món ăn nhẹ nổi tiếng khắp nơi như đậu hũ khô, kẹo hạt tùng, hạt dưa hoa hồng, bánh mặn mỡ lợn… Các món ăn Giang Tô này, món nào món nấy cũng chứa đựng mọi sự tươi mát, thanh đạm của nguyên liệu và hương vị đặc trưng của xứ sở phương Nam Trung Hoa dịu dàng, thuần khiết. Ngoài ra, nơi đây còn có đủ các loại bánh hấp từ bột gạo với đủ mọi hình dáng đắp nặn, nhân bánh phong phú được hấp trong xửng bốc khói nghi ngút, toả hương thơm khắp đường lớn ngõ nhỏ, đủ sức làm say đắm bất kì thực khách nào vô tình đi ngang.

    Đúng là không lời nào có thể diễn tả hết những hương vị và nét quyến rũ của các món ăn Giang Tô. Để cảm nhận trọn vẹn nền ẩm thực nơi đây và những địa điểm du lịch tuyệt đẹp tại Giang Tô đừng chỉ nhìn ngắn các món ngon qua màn hình điện thoại mà hãy xách balo lên và thẳng tiếng du lịch Trung Quốc tới Giang Tô nhé!

    Xem thêm một số bài viết hay khác: 

    Tỉnh Cát Lâm Trung Quốc - Quê hương của người Mãn Châu

    Tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc - Những điều du khách có thể chưa biết

    Tỉnh Thanh Hải Trung Quốc - Nơi có hồ lớn nhất Trung Hoa


Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes