- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Tất tần tật về Phượng Hoàng cổ trấn từ A-Z
Tất tần tật về Phượng Hoàng cổ trấn từ A-Z
Phượng Hoàng cổ trấn là một điểm đến mơ ước của rất nhiều người. Và nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, thì đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ cụ thể sau đây.
Giới thiệu tổng quan về Phượng Hoàng cổ trấn
Là một địa điểm du lịch Trung Quốc nổi tiếng, cổ trấn nhỏ này sở hữu bề dày lịch sử lâu đời và những nét văn hóa đặc trưng.
Phượng Hoàng cổ trần ở đâu?
Cổ trấn Phượng Hoàng (Fenghuang Guzhen) thuộc huyện Phượng Hoàng, nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, ngay cạnh sông Đà Giang.
Phía Tây Nam của cổ trấn có một ngọn núi hình dáng giống một con phượng hoàng bay lên. Đây cũng chính là nguồn gốc của các tên Phượng Hoàng.
Phượng Hoàng đã tồn tại hơn 1300 năm và nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Miêu và Thổ Gia. Diện tích của cổ trấn chỉ khoảng 10km2, nhưng nơi đây sở hữu một khung cảnh non nước hữu tình với những kiến trúc đơn sơ và trầm mặc.
Lịch sử của cổ trấn Phượng Hoàng Trung Quốc
Phượng Hoàng được xây dựng dưới thời nhà Đường vào năm 686.
Giai đoạn 1368 - 1644 nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, chính trị, quân sự của cả vùng (thời Minh - Thanh).
Thời nhà Minh (1573 - 1620) cổ trấn xây bức tường thành vững chắc ở phía Nam.
Thời nhà Thanh (1644 - 1911) các dân tộc người Hán và người Miêu đứng lên xây dựng và hoàn thiện các công trình kiến trúc tiêu biểu tại cổ trấn.
Người dân sống tại Phượng Hoàng trấn thuộc nhiều dân tộc có thể kể đến như người Miêu, Hán, Hồi, Thổ Gia,...
Kiến trúc và không gian ở đây vẫn được giữ nguyên trong suốt hơn 1300 năm với bức tranh trầm lặng, cổ kính ban ngày và ban đêm lung linh, nổi bật.
Phượng Hoàng cổ trấn có gì hấp dẫn?
Phượng Hoàng cổ trấn có gì đẹp, nếu bạn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi này, thì đây là câu trả lời cho bạn:
Khung cảnh bình yên trên sông Đà Giang
Sông Đà Giang như một “ nàng thiếu nữ’’ thả dáng giữa thị trấn cổ. Nước chảy hiền hòa, êm dịu mang đến vẻ đẹp bình yên làm say mê biết bao nhiêu người khi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.
Đến đây, bạn có thể dạo thuyền trên sông ngắm những ngôi nhà 2 bên bờ. Ngoài ra, nếu đi thuyền trên sông vào sáng sớm, bạn sẽ được nhìn thấy bức tranh sinh hoạt sinh động của người dân địa phương: phụ nữ giặt giũ quần áo, đàn ông đánh bắt cá.
Khám phá cầu đá nhảy
Đây là những cây cầu được làm từ nhiều trụ đá vuông, xếp cách đều nhau, mỗi trụ đá là một bậc, một bước. Những cây cầu này nằm ngay giữa trung tâm thị trấn, kết nối những ngôi nhà ở 2 bên bờ sông.
Đây sẽ là một background xịn sò để bạn có được những bức ảnh check in vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.
Cầu Hồng Kiều chứng nhân lịch sử
Cầu được xây dựng với 2 tầng, tầng 1 nối hai bờ sông, tầng 2 là nơi để ngắm cảnh. Cầu được thiết kế với phần mái theo phong cách “phượng hoàng”. Đứng từ tầng 2 bạn sẽ thu được vào tầm mắt toàn bộ khung cảnh cổ trấn.
Phố cổ ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đến với cổ trấn nghìn năm tuổi này, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội dạo quanh các phố cổ. Bạn có thể mặc những bộ trang phục cổ trang và dạo bước trên các con phố với đèn lồng đỏ treo trước nhà và đường lát đá trắng để chụp ảnh.
Ẩm thực đặc sắc của cổ trấn Phượng Hoàng
Không chỉ được biết đến là một cổ trấn cổ kính nghìn năm tuổi, Phượng Hoàng còn nổi tiếng với những món ăn truyền thống rất đặc sắc và hấp dẫn.
Lẩu cá cay
Lẩu cá cay Phượng Hoàng được bình chọn là món khoái khẩu của người dân địa phương cũng như khách du lịch. Cá được đánh bắt từ sông Đà Giang, được chế biến khi còn tươi nên giữ được vị ngon ngọt.
Các món mì
Mì không phải là món ăn quá lạ lẫm, nhưng mì ở Phượng Hoàng cổ trấn mang một hương vị rất đặc trưng. Mì ở đây sử dụng để nấu là mì sợi to, dài và có nhiều lựa chọn như mì sợi, mì sủi cảo, mì hoành thánh, mì xách bò,...
Bánh tép
Một món ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn đơn giản nhưng lại hấp dẫn khách du lịch. Tép sử dụng làm bánh là tép đánh bắt từ sông Đà Giang. Tép sau khi làm sạch sẽ được trộn cùng với bột, trứng và chút hành tươi rồi rán vàng giòn.
Đậu phụ thối
Đây là một món ăn rất đỗi bình dị nhưng lại có một hương vị đặc biệt. Khi thưởng thức bạn sẽ thấy được mùi đặc trưng, hương vị béo ngậy của đậu phụ. Nếu có dịp du lịch cổ trấn Phượng Hoàng bạn không nên bỏ qua món ăn này.
Vịt hầm tiết và gạo nếp
Một món ăn được chế biến khá kỳ công và mang đậm hương vị của cổ trấn. Gạo nếp sau khi được ngâm sẽ vớt ra trộn cùng với tiết sống sẽ đem đi hấp cách thủy và cắt thành từng miếng rồi đem đi chiên bằng dầu nóng. Còn vịt sẽ được nêm nếm gia vị và đem đi hầm.
Lễ hội đặc sắc ở Phượng Hoàng cổ trấn
Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng mà nơi đây còn thu hút du khách bởi những lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân tộc Miêu và Thổ Gia. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu:
1. Lễ hội Khiêu Hoa (跳花节)
Thời gian: Ngày 5 tháng 2 âm lịch
Hoạt động nổi bật: Lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành, và múa trên nền nhạc truyền thống.
Trải nghiệm đặc biệt: Du khách có thể thuê trang phục truyền thống của người Miêu để tham gia vào không khí lễ hội sôi động.
2. Lễ hội đua thuyền rồng
Thời gian: Ngày 5 tháng 5 âm lịch.
Hoạt động nổi bật: Các đội đua chèo thuyền rồng trên sông Đà Giang, thi bơi lội và bắt vịt trên sông.
Điểm đặc biệt: Các tay đua phải vừa đứng vừa chèo thuyền trong cuộc đua dài khoảng 400m.
3. Lễ hội đèn lồng
Thời gian: Ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
Hoạt động nổi bật: Thắp nến, đốt hương, diễu hành với đèn lồng rực rỡ, và các nghi lễ truyền thống tại đền.
Mục đích: Cầu mong bình an và thịnh vượng.
4. Tết Trung Thu
Thời gian: Ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Hoạt động nổi bật: Rước đèn, múa lân, hát múa và thưởng thức bánh Trung Thu.
Không khí vui tươi, náo nhiệt và mang đậm dấu ấn văn hóa Trung Quốc.
5. Lễ hội Đầu Xuân
Thời gian: Vào rằm tháng Giêng âm lịch.
Hoạt động nổi bật: Múa lân, diễn kịch, và các cuộc thi khiêu hoa.
Ý nghĩa: Kỷ niệm sự kết thúc của mùa vụ đầu tiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Những câu hỏi liên quan đến Phượng Hoàng cổ trấn
Đi Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp?
Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp quanh năm, nhưng mùa xuân (tháng 3 - 5) và mùa thu (tháng 9 - 11) là thời điểm lý tưởng nhất để bạn khám phá cổ trấn
Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn cần bao nhiêu tiền?
chi phí du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn dao động từ 15.400.000 - 26.400.000 VNĐ/người cho chuyến đi 4 ngày 3 đêm
Có cần visa du lịch Phượng Hoàng cổ trấn?
Có. Để nhập cảnh vào Trung Quốc, bạn cần xin visa du lịch Trung Quốc. Hiện tại, chi phí làm visa du lịch một lần khoảng 1.320.000 VNĐ/người.
Có tour Phượng Hoàng cổ trấn tự túc không?
Có. Hiện tại có rất nhiều tour Phượng Hoàng tự túc với chi phí hợp lý để bạn lựa chọn.
Giá tour Phượng Hoàng cổ trấn bao nhiêu?
Giá tour cổ trấn dao động khoảng 13 triệu đồng cho 1 chuyến đi 5N4Đ.
Bay từ Hà Nội đến Phượng Hoàng cổ trấn mất bao lâu?
Thời gian bay thẳng từ Việt Nam đến Phượng Hoàng Cổ Trấn mất khoảng 3 giờ, tính cả thời gian làm thủ tục thì hết khoảng 5 giờ.
Nếu bạn thực sự đang tìm kiếm một chuyến đi du lịch Trung Quốc yên bình, gần gũi, thì Phượng Hoàng cổ trấn là một lựa chọn lý tưởng. Hãy lựa chọn cho mình một tour Phượng Hoàng cổ trấn trải nghiệm phù hợp và tối ưu nhất nhé
Các bài viết khác