- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Khám phá Tháp Đại Nhạn - Địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Tây An
Khám phá Tháp Đại Nhạn - Địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Tây An
Tháp Đại Nhạn hay Chùa Đại Nhạn là một chùa Phật giáo nằm ở phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nó được xây dựng vào năm 652, dưới triều đại nhà Đường ban đầu có cấu trúc năm tầng tháp. Cấu trúc được xây dựng lại vào năm 704 dưới triều đại của Nữ hoàng Võ Tắc Thiên và sau đó được cải tạo dưới thời nhà Minh. Đây là nơi mà Đường Tam Tạng đã lập một khu dịch thuật kinh khổng lồ để dịch Kinh Phật từ tiếng Phạn sang chữ Hán sau khi thỉnh kinh từ Ấn Độ về. Các bức tượng Phật bên trong tháp được khắc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Diêm Lập Bản (600–673)
- Công trình nằm trong tổ hợp Đền thờ Đại Từ Ân. Đền này được xây dựng từ năm 648 để tôn vinh Trưởng Tôn hoàng hậu, thân mẫu của hoàng đế Đường Cao Tông lúc đó. Đền thờ này đón hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Ngày 22 tháng 6 năm 2014, tháp Đại Nhạn được UNESCO công nhận như là một phần của Di sản thế giới Con đường tơ lụa: Mạng đường Trường An - Hành lang Thiên Sơn. Theo thời gian, với vẻ đẹp kiến trúc tuyệt vời, các di tích Phật giáo quý giá, văn hóa tôn giáo phong phú, những câu chuyện về nhà sư nổi tiếng Trần Huyền Trang, tháp Đại Nhạn đã trở thành một biểu tượng của tỉnh Thiểm Tây và hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch Trung Quốc theo tour đến tham quan.
Tháp Đại Nhạn còn được biết đến với tên gọi khác là Đại Yến, cái tên này được ví như cuộc đời của thầy Huyền Trang, giống như con chim nhạn lớn bay đi thật xa, rồi lại quay về. Đây là ngọn tháp được đánh giá là kiệt tác vĩ đại bậc nhất của kiến trúc cổ Trung Hoa. Tháp được xây dựng cách đây 1.300 năm khi Phật giáo cực kỳ hưng thịnh ở Trung Quốc. Ngôi tháp này ban đầu có 5 tầng nhưng về sau nó được bổ sung thêm 2 tầng và có chiều cao tổng thể là 64 mét. Ngôi tháp được xây bằng gạch nhưng không dùng đến xi-măng hay vôi vữa và là một trong những di tích hoành tráng, cổ kính và trầm mặc nhất của thành Trường An - nơi từng là kinh đô của 13 triều Đại Trung Hoa, bên cạnh khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, phố cổ Thư Viên Môn... với bức tường thành 600 năm tuổi.
Công trình còn nằm trong quần thể đền Đại Từ Ân, mặt trước là bức tượng Huyền Trang lớn với khuôn mặt từ bi. Phía sau quần thể này là quảng trường Bắc, nơi có đài phun nước lớn và nhiều tác phẩm điêu khắc. Theo sử sách Phật ghi lại, vào giao đoạn năm 629 - 630, nhà sư Đường Huyền Trang (tức thầy Đường Tăng) đã xuất phát từ thành Trường An để đến Ấn Độ tìm học Phật Pháp. Ông đi theo con đường tơ lụa, băng qua sa mạc, đi qua nhiều quốc gia, chiêm bái vô số phật tích và cuối cùng đã đến được Ấn Độ, tại đây ông đã tu học khoảng 17 năm. Năm 645 về đến Trường An, đoạn đường thầy Huyền Trang đi qua tính ra khoảng 25.000 cây số. Trong đó, ông mang về nhiều tượng Phật, 150 xá lợi và 657 bộ kinh bằng tiếng Phạn. Sau đó, ông cho xây dựng và thành lập một khu dịch thuật kinh Phật khổng lồ từ tiếng Phạn sang chữ Hán. Vua Đường Thái Tôn rất kính trọng thầy Đường Tăng, ban cho ông danh hiệu Tam Tạng (tiếng Phạn là Tripitaka) vì là người tinh thông kinh sách cả Ba Tạng, gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng.
Tháp được trang trí khá đơn giản, tầng dưới cùng được xây dựng chắc chắn với những gờ đưa ra rộng, 6 tầng trên có cửa sổ cuốn xoay ra bốn hướng của mặt tháp. Trên mặt tháp có nẩy các trụ tạo nên những ô hình chữ nhật theo đúng số lẻ, dưới cùng có 9 ô, lên trên 7 và 5 ô.
Ngay phía trước tháp là tượng Đại Đường Tam Tạng (Huyền Trang) trông rất sống động. Ngài đứng đó, thân khoác áo cà sa, mắt hướng nhìn về Tây Trúc uy nghi, gương mặt tự tại, tay cầm thiền trượng, đỉnh gậy có hình hoa sen trượng trưng cho sự giác ngộ cũng như giáo lý nhà Phật, bước chân Tam Tạng sải dài, tạo nhịp cuốn bay tà áo cà sa. Phải chăng con đường giác ngộ của Đường Tăng vẫn còn thênh thang phía trước và vẫn chưa dừng bước tại đây?Bên trong ngôi tháp, những bậc thang theo hình xoắn ốc dẫn lên những tầng trên, và ở đó du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phổ Tây An từ những cửa sổ ở bốn mặt tháp. Trên các bức tường được khắc chạm những bực tượng Phật mà được cho là do họa sĩ nổi tiếng đời Đường là Diêm Lập Bổn (600-673) thực hiện. Những bức tượng đá thể hiện sự thiện xảo trong điêu khắc, và hiện được xem là những nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu về hội họa và điêu khắc đời Đường. Vào đời nhà Đường, mọi thí sinh trúng tuyển - những người đỗ những kỳ thì do triều đình tổ chức, phải trèo lên tháp Đại Nhạn viết một bài thơ và chữ viết lên đó. Nghi thức này tượng trưng cho việc thăng tiến sự nghiệp trong tương lai. Hình thức viết thơ và đề chữ của những thí sinh trúng tuyển của các kỳ thi triều đình tiếp tục cho đến triều Minh. Những bài thơ và các bản chữ viết này tồn tại cho đến ngày nay.Tại hai mặt cửa Nam của tháp, ở đó dựng hai tấm bia do nhà thư pháp nổi tiếng đời Đường là Trữ Toại Lương viết, nhưng nội dung của bia do hai hoàng đế Đường Thái Tông và Đường Cao Tông soạn, để tán thán những kỳ tích mà ngài Huyền Trang đã thực hiện.
Quần thể ngôi chùa mà ở đó tháp Đại Nhạn tọa lạc là một khu vườn tuyệt đẹp với những kiến trúc ấn tượng. Mặc dù bị hủy hoại và trùng tu nhiều lần, và hầu hết những khu nhà trong quần thể chùa Đại Từ Ân được xây vào thời Thanh, nhưng những công trình này đều mang kiến trúc đời Đường - thời kỳ ngôi chùa được thành lập. Quần thể ngôi chùa được xây dựng dọc theo một trục chính, với những công trình đối xứng hai bên. Bên trong ngôi chính điện thờ ba tôn tượng Phật, tượng trưng cho ba hóa thân của Đức Phật. Bức tượng ở giữa là Pháp thân, bức phía Tây là Báo thân và bức phía Đông là Ứng thân. Ngoài ra trong quần thể ngôi chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật xưa.Phía Bắc của tháp Đại Nhạn có một đài nhạc nước rất lớn. Cấu trúc của đài nhạc nước này kết hợp giữa những yếu tố truyền thống và hiện đại. Viếng thăm nơi này cần đến vào buổi tối, khi toàn thể khu vực này được thắp đèn. Phía Nam của tháp Đại Nhạn là quảng trường Huyền Trang, nhân vật gắn liền với ngôi chùa này. Gần quảng trường Huyền Trang là Đại Đường bất dạ thành - một khu tổ hợp với nhiều chức năng khác nhau.
Các bài viết khác