- Du lịch Phượng Hoàng
- /
- Tin tức
- /
- Kinh nghiệm Du lịch
- /
- Giới thiệu về thành phố Ulaanbaatar - Thủ đô của đất nước Mông Cổ
Giới thiệu về thành phố Ulaanbaatar - Thủ đô của đất nước Mông Cổ
Thành phố Ulaanbaatar là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào, và có dân số là 1,3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước. Thành phố Ulaanbaatar Mông Cổ có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
- Nằm tại phía bắc của miền trung Mông Cổ, thành phố có độ cao 1.310 mét (4.300 ft) trên một thung lũng nằm bên sông Tuul. Ulaanbaatar là trung tâm văn hóa, kinh tế và tài chính của toàn bộ đất nước Mông Cổ. Thành phố cũng là trung tâm của mạng lưới đường bộ tại Mông Cổ, và có thể kết nối với cả Đường sắt xuyên Siberi của Nga và hệ thống đường sắt Trung Quốc. Thành phố được hình thành từ năm 1639 với vai trò là một trung tâm tu viện Phật giáo và di chuyển dần cùng với những người dân du mục. Năm 1778, thành phố được hình thành một cách cố định tại địa điểm hiện nay, nơi hợp lưu của hai dòng sông Tuul và Selbe. Trước đó thành phố đã thay đổi vị trí 28 lần, mỗi địa điểm trước đó đều được chọn lựa một cách kỹ lưỡng. Trong thế kỷ 20, Ulaanbaatar đã phát triển thành một trung tâm kinh tế của Mông Cổ.
Ví trị địa lý và khí hậu tại thành phố Ulaanbaatar
Vị trí địa lý
Ulan Bator là một thủ đô có vị trí biệt lập, nằm ở độ cao 1.350 mét (4.430 ft) so với mực nước biển, hơi lệch về phía đông ở miền trung Mông Cổ và nằm bên sông Tuul, một phụ lưu của sông Selenge, thuộc một thung lũng nằm tại chân núi Bogd Khan. Bogd Khan Uul là một ngọn núi rộng, được phủ bởi rừng rậm rộng 2.250 mét (7.380 ft) về phía nam của Ulaanbaatar. Nó tạo thành ranh giới giữa vùng thảo nguyên ở phía nam và vùng thảo nguyên rừng ở phía bắc. Đây cũng là một trong những khu bảo tồn lâu đời nhất trên thế giới, được pháp luật bảo vệ từ thế kỷ 18. Các khu rừng của những ngọn núi xung quanh Ulaanbaatar bao gồm những cây thông thường xanh, những cây bạch dương và cây rụng lá, trong khi khu rừng ven sông của sông Tuul bao gồm những cây dương, lá rụng và cây liễu. Như một điểm tham chiếu, Ulaanbaatar nằm trên cùng một vĩ độ với Vienna, Munich, Orléans và Seattle. Nó nằm trên cùng một kinh độ như Trùng Khánh, Hà Nội và Jakarta.
Khí hậu
Do tọa lạc trên độ cao lớn, vĩ độ tương đối cao và nằm rất sâu trong nội địa (cách bờ biển hàng trăm kilômét), cùng với ảnh hưởng của áp cao Siberia, Ulan Bator là thủ đô lạnh nhất trên thế giới,với một khí hậu bán khô hạn lạnh, chịu ảnh hưởng của gió mùa (Köppen BSk) và gần với ranh giới của kiểu khí hậu cận Bắc cực (Dwc) và khí hậu lục địa ẩm (Dwb).Thành phố có đặc điểm là mùa hè ngắn ngủi, ấm áp và mùa đông lạnh kéo dài, băng giá và khô. Nhiệt độ tháng 1 là lạnh nhất, thường là vào thời điểm ngay trước khi mặt trời mọc, nằm trong khoảng từ −36 đến −40 °C (−32,8 đến −40,0 °F) và không có gió, do nhiệt độ đảo ngược. Hầu hết lượng mưa giáng thủy hàng năm là 267 milimét (10,51 in) tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa lớn nhất được ghi nhận trong thành phố là 659 mm hoặc 25,94 inch tại Đài quan sát thiên văn Khureltogoot trên núi Bogd Khan Uul. Ulaanbaatar có nhiệt độ trung bình hàng năm −0,4 °C hoặc 31,3 °F, khiến nó trở thành thủ đô lạnh nhất thế giới (lạnh như Nuuk ở Greenland, nhưng Greenland không phải là 1 quốc gia độc lập). Tuy nhiên, Nuuk lại có khí hậu đặc trưng của vùng lãnh nguyên với nhiệt độ lạnh trong suốt cả năm trong khi nhiệt độ trung bình hàng năm của Ulaanbaatar bị hạ rất thấp chủ yếu do nhiệt độ mùa đông cực kỳ thấp trong khi thành phố lại ấm áp đáng kể từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Mười.Thành phố nằm trong khu vực tầng đất đóng băng vĩnh cửu theo mùa, điều đó có nghĩa là các tòa nhà tại đây gặp khó khăn để phòng tránh các tác động xấu khi lớp băng này tan đi vào mùa hè, nhưng dễ dàng hơn đối với những nơi tiếp xúc nhiều hơn với đất tan hoàn toàn. Cư dân ngoại ô sống trong các yurt truyền thống không nhô vào đất. Nhiệt độ cực hạn trong thành phố dao động từ −42,2 °C (44,0 °F) vào tháng 1 và tháng 2 năm 1957 đến 39,0 °C (102,2 °F) vào tháng 7 năm 1988.Đôi nét về lịch sử hình thành của thành phố Ulaanbaatar
Trước khi trở thành tên gọi Ulaanbaatar, thành phố này được biết đến với nhiều tên gọi: Urga, Kuren, Da-Kuren, Kulun hay Bogdiin Khureetrong bài dân ca “Tôn kính Bogdiin Khuree”. Năm 1924, thành phố trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ mới được thành lập, tên của thành phố được đổi thành Ulaanbaatar (nghĩa là “Anh hùng Đỏ”) để tỏ lòng kính trọng đối với anh hùng dân tộc Mông Cổ Damdin Sükhbaatar. Tượng của ông nay vẫn được đặt tại quảng trường trung tâm thủ đô. Với vị thế là một đô thị trực thuộc trung ương, thành phố không thuộc bất kỳ một tỉnh nào và có dân số là 1.3 triệu người vào năm 2014, gần bằng một nửa tổng dân số cả nước.Các khu vực của thành phố Ulaanbaatar
Thành phố có một khu trung tâm có các kiến trúc Xô viết thập niên 1940 và 1950, bao quanh là các tòa nhà ở cao tầng bằng bê tông cùng các khu yurt lớn. Trong những nằm gần đây, tầng trệt tại nhiều khu nhà cao tầng đã được cải tạo, sửa chữa thành các cửa hàng nhỏ, và nhiều tòa nhà mới cũng đã mọc lên một cách bất hợp pháp, vì một số công ty tư nhân dựng lên các tòa nhà mà không có giấy phép hợp pháp ở những nơi bị cấm xây. Hội đồng thành phố (Đại biểu Nhân dân Hural) với bốn mươi thành viên, được bầu với nhiệm kì bốn năm. Hồi đồng thành phố lựa chọn Thị trưởng. Khi người tiền nhiệm trở thành thủ tướng vào tháng 1 năm 2006, Gombosuren Monkhbayar đã được bầu làm thị trưởng.Ulan Bator được quản lý độc lập và không phụ thuộc vào tỉnh Töv bao quanh.
Ulaanbaatar được chia thành chín quận (Düüregs): Baganuur, Bagakhangai, Bayangol, Bayanzürkh, Chingeltei, Khan Uul, Nalaikh, Songino Khairkhan, và Sükhbaatar.:- - Baganuur: Baganuur trên thực tế là một thành phố độc lập, nằm tách biệt và có diện tích 620 km² tại ranh giới giữa hai tỉnh Töv và Khentii. Baganuur ban đầu nguyên là một căn cứ quân sự của Liên Xô. Sau đó, nhà nước Xô viết đã hình thành lên một mỏ than lộ thiên lớn nhất Mông Cổ tại đây. Thành phố Baganuur là một trong những nơi sản xuất công nghiệp lớn nhất tại Mông Cổ, và có thể đứng trong danh sách mười thành phố lớn nhất đất nước. Hiện có một nỗ lực để nhằm biến nơi đây trở lại thành một đô thị độc lập
- - Bagakhangai: Bagakhangai là một phần lãnh thổ tách rời rộng 140 km² nằm trong tỉnh Töv, phía đông nam thành phố. Khu vực này ban đầu được thành lập để phục vụ căn cứ không quân Liên Xô.
- - Bayangol: Bayangol được chia thành 20 Khoroo (phường). Trước đây, khu vực này có tên là Quận Tháng Mười (Октябрийн район) trong thời kỳ Cộng sản.
- - BayanzürkhZ: Đây là đơn vị hành chính trực thuộc có diện tích lớn nhất thủ đô và nằm tại phía đông thành phố, ở chân của một trong bốn ngọn núi quanh thủ đô tên là Bayanzürkh Uul. Khu vực được thành lập vào năm 1965. Năm 2006, Bayanzürkh có xấp xỉ 184.690 cư dân thuộc 44.138 hộ gia đình. Trên địa bàn có 23 nhà trẻ nhà nước và 19 trường trung học.
- - Chingeltei: Chingeltei có diện tích 89.3 và dân số đầu năm 2009 đạt 140.019 người. Khu vực này nằm tại phía bắc thủ đô và thuộc vùng chân núi Chingeltei Uul, một trong bốn ngọn núi thiêng bao quanh thủ đô.
- - Khan Uul: Khu vực có diện tích 484,7 km² và dân số đầu năm 2009 đạt 98.815 người. Nằm tại phía nam thủ đô, thuộc chân núi Bogd Khan Uul, một trong bốn ngọn núi thiêng quanh thủ đô.
- - Nalaikh: Khu vực có diện tích 687,6 km², dân số vào đầu năm 2009 đạt 29.115 người. Mặc dù giáp với các khu vực khác của thủ đô, song Nalaikh trên thực tế là một đô thị biệt lập cách trung tâm thành phố 35 km về phía đông nam. Khu đô thị này ban đầu được hình thành đẻ phục vụ việc khai thác các mỏ than trong khu vực. Khu vực có độ cao trung bình khoảng 1.459 m so với mức nước biển.
- - Songino Khairkhan: Khu vực có diện tích 1200,6 km², dân số vào đầu năm 2009 đạt 232.326 người. Songino Khairkhan nằm tại phía tây nam thành phố, thuộc khu vực chân núi Songino Khairkhan Uul, một trong bốn ngọn núi thiêng của thủ đô.
- - Sükhbaatar: Khu vực được thành lập vào năm 1965 và mang tên Damdin Sükhbaatar, một lãnh đạo quân sự và anh hùng dân tộc Mông Cổ. Khu vực có diện tích 208,4 km², dân số vào đầu năm 2009 đạt 133.108 người. Khu vực Sükhbaatar được coi là trung tâm của thủ đô với hầu hết các tổ chức chính trị, văn hóa, giáo dục của nhà nước đều nằm tại đây: tòa nhà Chính phủ Mông Cổ, Nghị viện, 13 Đại sứ quán, trụ sở các Bộ, dại diện Ngân hàng Thế giới, Đại học Quốc gia Mông Cổ và Đại học Khoa học và Công nghệ Mông Cổ.
Những địa điểm khó bỏ qua khi tới thành phố Ulaanbaatar
Ulaanbaatar chưa từng bị cuộc chiến nào gây ảnh hưởng đến ngoại trừ trong trận Urga diễn ra vào tháng 2 năm 1921 khi Baron Ungern von Sternberg đè bẹp 10.000 quân đồn trú người Hán lúc đó đang chiếm giữ thành phố. Tuy vậy, trận Urga cũng chủ yếu diễn ra khu vực ngoại vi thành phố và thiệt hại phần lớn là do hỏa hoạn. Tuy nhiên, dưới chế độ hà khắc của thủ tướng Khorloogiin Choibalsan, gần như toàn bộ thành phố đã bị phá hủy vào năm 1937. Trong đó khu phức hợp đền-chùa trung tâm Zuun Khuree, nơi cư ngụ của giới quý tộc, nhiều khu vực ger (nhà truyền thống) cũng như các khu chợ chính đã bị phá hủy hoàn toàn để mở đường cho việc xây dựng các toàn nhà hiện đại hơn. Do vậy hiện Ulan Bator chỉ còn lại một vài công trình từ trước 1937. Dưới đây là một số địa điểm bạn không thể nào bỏ qua khi đi tour du lịch Mông Cổ tới thành phố Ulaanbaatar.
Núi Altai: Nằm gần thủ đô Ulaanbaatar, dãy Altai Là một trong những địa điểm du lịch thú vị vào mùa đông vởi những con đường tuyết trắng hoang sơ và tinh khiết. Ngoài ra vào mùa hè, bạn lại được mãn nhãn với những đỉnh núi đá cao chót vót vô cùng hùng vĩ. Cao nhất ở đây là núi Belukha (4,506 m); Khuiten (4,374 m); Monkh Khairkhan (4,204 m); Sutai (4,220 m) và Tsambagarav (4,195 m). Với diện tích lên đến 16.175 km², Altai và khu bảo tồn thiên nhiên cùng tên cộng thêm khu bảo tồn tự nhiên Katun, hồ Teletskoye, đỉnh Belukha và cao nguyên Ukok đã tạo thành cụm di sản thế giới được UNESCO công nhận; gọi chung là “Dãy núi vàng Altai”. Nơi đây còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các động vật có vú đang nguy cấp ở mức độ toàn cầu, chẳng hạn báo tuyết và cừu aga Altai.
Hồ nước ngọt Khovskhol: Nằm ở ngoại ô thành phố Ulaanbaatar, sát biên giới với Nga; Khovskhol là một trong số 14 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Từ đầu này đến đầu kia hồ khoảng 130 km, chiều ngang lớn nhất cũng hơn 35 km. Diện tích hồ hơn 2.700 km2 và được coi là Thụy sỹ thu nhỏ của Mông cổ. Nước hồ trong vắt dịu dàng như suối tóc của một nàng tiên, bên trái được che chắn bởi những dãy núi cao trên 3,000m; mùa hè vẫn thấy tuyết phủ trắng xóa mờ ảo vẽ nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hồ Khovsgol là một trong số 17 hồ nước cổ xưa nhất và là nguồn dự trữ nước uống đáng kể nhất của Mông Cổ. Khu vực xung quanh hồ là một vườn bảo tồn quốc gia lớn hơn 838,000 ha và được bảo vệ vô cùng chặt chẽ. Đay là nơi nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như dê rừng Siberi, cừu aga, hươu đỏ, sói xám, chồn zibelin,…
Quảng trường Sukhbaatar: Nằm ở trung tâm thủ đô Mông Cổ là Quảng trường Sukhbaatar nổi bật với bức tượng cuả người anh hùng Damdin Sukhbaatar trên lưng ngựa, một tay cầm cương, một tay chỉ lên trời cao. Ông là người đã lãnh đạo nhân dân Mông Cổ đánh bại đế quốc Trung Hoa để giành lại độc lập năm 1921. Xung quanh quảng trường Sukhbaatar còn tập trung những toà nhà cao lớn và hiện đại nhất của Mông Cổ hiện nay. Phía bắc là toà nhà Quốc hội với bức tượng Thành Cát Tư Hãn, người đã mang cái tên Mông Cổ tung hoành trên khắp lục địa Á - Âu, đang ngồi uy nghi như đang ngắm nhìn giang sơn của mình đổi mới. Hay nếu yêu thích thiên nhiên, bạn có thể ghé thăm bảo tàng Lịch sử tự nhiên, ngôi nhà chung của hàng trăm nghìn loại động vật từ côn trùng, tới các loài cá, chim,… và đặc biệt những bộ xương khủng long hoá thạch cao lớn.
Vườn quốc gia Gorkh-Terelj: Là một điểm đến được rất nhiều khách du lịch yêu thích bởi cảnh quan hoang sơ và không khí trong lành thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài chơi hay picnic. Trước đây, Gorkhi-Terelj còn là điểm quay cho chương trình truyền hình thực tế CBS Cuộc đua kỳ thú mùa thứ 10 bởi địa hình cheo leo, thú vị. Các điểm tham quan phổ biến ở đây bao gồm Hồ Khagiin Khar trong xanh, suối nước nóng Yestii cùng với khu bảo tồn động vật hoang dã như: sói, nai, linh dương, gấu nâu,… và hơn 250 loài chim. Ngoài ra, còn 2 vách đá có hình dáng độc đáo, thách thức lòng gan dạ của những tín đồ leo núi là Đá Rùa (Melkhii Khad ) và Ông già đọc sách (Praying Lama Rock). Nếu yêu thích trải nghiệm những hoạt động chốn thảo nguyên thì bạn có thể thử hình vụ như cưỡi ngựa, lạc đà khám phá rừng rậm hay hóa thân thành một người Mông Cổ khi sống trong các lều trại dân dã,…
Khu tưởng niệm Zaisan: Đây là công trình lịch sử lớn nhất tại Mông Cổ, được xây dựng để tưởng nhớ các chiến sĩ thiệt mạng trong Thế chiến 2. Khu tưởng niệm nằm trên ngọn đồi phía nam của thành phố, nổi bật với bức tranh tưởng niệm hình vòng tròn như những thước phim ngắn miêu tả tình hữu nghị giữa Mông Cổ và Liên Xô trong quá khứ. Đứng từ đây bạn sẽ có thẻ chiêm ngưỡng những ngọn đồi lân cận cùng dòng sông Tuul xanh mướt.
Bảo tàng lịch sử quốc gia: Nằm song song với toàn nhà Quốc hội, Bảo tàng lịch sử quốc gia là điểm đến lý tưởng cho những bạn muốn tìm hiểu về nguồn gốc đất nước Mông Cổ. Đây là nơi lưu giữ những dấu tích vô cùng quý giá từ sự xuất hiện của loài người đầu tiên, quá trình hình thành các đế quốc xâm lược, đến chiến tranh bảo vệ hoà bình đất nước và sự phát triển như ngày hôm nay.
Đền Choijin Lama: Là một ví dụ điển hình cho nét độc đáo của nghệ thuật và lịch sử Phật giáo tại Mông Cổ. Tháng 11/1941, tu viện đã được đưa vào danh sách di sản của đất nước. Hiện nay, nơi này đã trở thành một bảo tàng với quần thể kiến trúc gồm 5 ngôi đền và 5 cửa vòm. Tại đây lưu trữ hơn 5,000 hiện vật trong đó có nhiều hiện vật xuất hiện từ 2,500 trước.
Bảo tàng Mĩ thuật Zanabazar Bảo tàng này có một bộ sưu tập lớn về nghệ thuật Mông Cổ, bao gồm các tác phẩm của nhà điêu khắc, họa sĩ Zanabazar từ thế kỉ 17, xũng như bức họa nổi tiếng nhất, Một ngày tại Mông Cổ của B. Sharav. Các hiện vật trước năm 1778 chưa từng rời khỏi thành phố từ khi chúng được phát hiện bao gồm tượng Chấp Kim Cương Thần (Vajradhara) do chính Zanabazar (La Bố Tạng Vượng Bố Trát Mộc Tát) tạo nên vào năm 1683, một vương tọa lộng lẫy do hoàng đế Khang Hi tặng cho Zanabazar (trước năm 1723), một chiếc mũ làm bằng gỗ đàn hương do Đạt lai Lạt ma tặng cho Zanabazar (khoảng năm 1663), Bộ áo choàng lớn bằng lông thú của Zanabazar do hoàng đế Khang Hi nhà Thanh tặng và một con số lớn các bức tượng do chính Zanabazar tạo ra.
Tu viện Lạt ma Choijin (Hưng Nhân Lạt ma tự): Đây một tu viện Phật giáo được hoàn tất việc xây dựng vào năm 1908. Nó đã tránh được số phận bị phá hủy giống như các tu viện Phật giáo khác khi được chính quyền cộng sản chuyển thành một bảo tàng năm vào năm 1942.
Tu viện Gandan (Cam Đan tự): tu viện này được xây dựng từ thế kỷ 19. Điểm thu hút chính của tu viện là một tượng Quán Thế Âm cao 26,5 mét. Các tu viện này là một trong số rất ít các công trình tôn giáo tại Mông Cổ thoát khỏi việc bị phá hủy dưới thời Khorloogiin Choibalsan.
Cung điện Mùa đông Ikh Khüree trước đây đã có một số cung điện và các dinh thự của giới quý tộc trong một khu vực được gọi là Öndgiin sürgiin nutag. Jebtsundamba Khutughtu, người sau này kế nhiệm Bogd Khan (Bác Khắc Đạt Hãn), có tới bốn dinh thự hoàng gia, nằm giữa Trung tâm (Dund gol) và sông Tuul.
Cung điện Mùa hè hay còn được gọi là Erdmiin dalai buyan chuulgan süm hay Bogd khaanii serüün ord. Các dinh thự khác là Bạch dinh (Tsagaan süm hay Gьngaa dejidlin), và Dinh Pandelin (cũng được gọi là süm Naro Kha Chod), nằm ở bờ tả của sông Tuul. Một số dinh thự cũng được sử dụng cho mục đích tôn giáo.
Cung điện Mùa đông của Bogd Khan (Bogd khaanii nogoon süm hay Bogd khaanii öwliin ordon) hiện là một bảo tàng về vị hãn Mông Cổ cuối cùng. Khu phức hợp này bao gồm sáu ngôi chùa, nhiều đồ vật do Bogd Khan (Bác Khắc Đạt Hãn) và hoàng hậu của ông sở hữu được trưng bày tại khu nhà chính.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại đây có một số hóa thạch khủng long và thiên thạch được tìm thấy tại Mông Cổ. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Mông Cổ có các hiện vật từ thời tiền sử cho đến thời đế quốc Mông Cổ và thời kì hiện đại.
Ngoài những địa điểm nổi tiếng Du Lịch Phượng Hoàng kể trên thì tại Ulan Bator Mông Cổ còn rất nhiều địa điểm du lịch đẹp đang chờ các bạn tới khám phá. Còn chần chờ gì nữa, nếu các bạn yêu thích vẻ đẹp của thành phố Ulan Bator hãy tham khảo ngay Tour du lịch Mông Cổ 2022 từ Hà Nội của chúng tôi.Những món ăn đặc sản bạn nhất định phải thử khi tới Ulaanbaatar
Nếu đã đặt chân tới nơi đây thì bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn cực ngon và đặc trưng của người Mông Cổ chúng tôi liệt kê dưới đây, đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được những hương vị lạ mà dễ gây nghiện
Buuz: Món ăn này là một dạng biến thể của bánh bao hấp. Vỏ bánh được làm từ bột mì, nhào với nước ấm, muối và lá thì là. Phần nhân bánh có nguyên liệu chính là thịt cừu băm nhuyễn. Đôi khi nhân được thay thế bằng thịt bò kết hợp với với hành tây, tỏi, hoặc thảo mộc.
Khorkhog: Chính vì đất đai cằn cỗi và lượng gia súc nhiều nên người Mông Cổ thường tận dụng nguồn thịt cừu có sẵn để làm món nướng Khorkhog vô cùng độc đáo. Người ta sẽ chọn khoảng 20-25 hòn đá to tương đương với nắm tay, bề mặt nhẵn rồi rửa sạch, hơ nóng trong lửa suốt hàng tiếng đồng hồ. Sau khi sơ chế đá, người ta xếp xen kẽ đá cới các tảng thịt sao cho khít chiếc nồi nấu. Khorkhog thường dùng để chiêu đãi những vị khách đến nhà để tỏ rõ thiện chí.
Tsuivan: Hay còn gọi là mỳ hầm Mông Cổ, là món mì thường được nấu với các nguyên liệu có sẵn trên thảo nguyên như: thịt cừu, thịt lợn hoặc thịt bò cùng với một chút bắp cải, hành tây và cà rốt. Vị ngọt đậm đà của thịt hòa quyện với vị ngọt thanh mát của các loại rau đã tạo nên hương vị vô cùng độc đáo.
Boodog: Tuy có cách chế biến khá ghê rợn nhưng Boodog lại là món đực sản trứ danh của vương quốc đồng cỏ này với nguyên liệu chính là thịt dê hoặc loài marmot (Sóc đất). Đầu tiên, người đầu bếp sẽ rút xương và ruột của con vật, rồi cho đá nóng vào để chúng được chín từ trong ra ngoài.Guriltal Shul: Hay còn gọi là Soup thịt cừu để ăn kèm với mì và rau. Guriltal Shul có vị chua vì được nấu bằng sữa đông hoặc sữa của loài bò Tây Tạng (Yak) cộng thêm vị mềm ngọt của thịt và rau củ tại nên một tổng thể hài hòa, ngon miệng.
Budaatai Khuurga: Món ăn này gồm thịt cừu hoặc thịt bò băm nhỏ, hành tây, bắp cải, cà rốt và ớt chuông. Bạn có thể dùng cả vào bữa ăn trưa hoặc ăn tối với hương vị thơm ngon, béo ngậy hòa quyện vào nhau.
Airag: Là rượu lên men từ sữa ngựa vô cùng nổi tiếng trong ẩm thực Mông Cổ. Ngta ta phải lấy sữa của 10 con ngựa cái, cho vào một túi da treo trên cao. Hàng ngày, phải lắc đều để rượu không bị quá lỏng hay quá đặc. Airag có vị chua chua của men, mùi thơm béo của sữa lại có lượng vitamin và protein dồi dào nên được rất nhiều du khách tìm mua.
Gambir: Là một loại bánh bột bên trên đổ đầy bơ và đường, cách nấu tương tự như bánh crepe và ăn kèm với thạch hoặc mứt. Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc chocolate hoặc trái cây cát nhỏ lên trên nếu muốn.Ulaanbaatar là một nơi đáng để du khách ghé thăm một lần trong đời. Hãy đến và cảm nhận nơi được gọi là thành phố lạnh nhất Mông Cổ, thăm những nơi thú vị tại đây để có cái nhìn rõ nét hơn về đất và người Mông Cổ, về nền văn hóa và lịch sử đáng tự hào của họ. Ngoài ra cũng có một số lưu ý khi bạn đi du lịch Mông Cổ tới Ulaanbaatar mà bạn nhất định phải nhớ:
- ✔ Đạo Phật à tôn giáo chính ở nước này, bạn có thể tới thăm và nghỉ qua đêm tại các tu viện để có những trải nghiệm thú vị của riêng mình. Nhưng hãy nhờ các hướng dẫn viên đặt chỗ hoặc hỏi người quản lý các tu viện mà bạn tới thăm trước nhé.
- ✔Đối với người dân địa phương, bạn bị coi là khiếm nhã nếu từ chối uống rượu sữa ngựa khi đang ở trong nhà họ và cũng nên cẩn thận vì loại đồ uống này có nồng cộ cồn khá cao.
- ✔ Múi giờ Mông Cổ và Việt Nam chênh nhau một tiếng nên hãy chú ý khi đi đâu nhé.
- ✔ Trẻ em Mông Cổ vô cùng thân thiện và dễ thương nhưng bạn nên hỏi ý kiến gia đình trước khi muốn chụp ảnh với chúng.
- ✔ Dầu gội đầu khô rất thịnh hành ở đây, nếu không quen, bạn hãy mang theo lọ dầu gội yêu thích của mình.
- ✔Lông cừu ở Mông Cổ từ lâu đã dẫn đầu về độ mềm mượt nên bạn đừng quên xem thử nhé.
Các bài viết khác