• Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Kazakhstan
  • Uzbekistan
  • Ma Rốc
  • Israel
  • Ai Cập
  • Jordan
  • Úc
  • Nam Phi
  • Ấn Độ
  • Pakistan
  • Mông Cổ
  • Singapore
  • Na Uy
  • Phần Lan
  • Thụy Điển
  • Đan Mạch
  • Hà Nam
  • Miền Nam
  • Phú Yên
  • Tây Nguyên
  • Tây Bắc
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Miền Tây Nam Bộ
  • Ba Bể - Bản Giốc
  • Thanh Hóa
  • Bắc Giang
  • Cô Tô
  • Quảng Ninh
  • Nghệ An
  • Điện Biên
  • Quảng Bình
  • Côn Đảo
  • Phú Quốc
  • Quy Nhơn
  • Áo
  • Bỉ
  • Hà Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Hy Lạp
  • Tây Ban Nha
  • Ý - Italia
  • Thái Lan
  • Lào
  • Dubai
  • Myanmar
  • Séc
  • Đức
  • Pháp
  • Nga
  • Đài Loan
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Nhật Bản
  • Trung Quốc
  • Sơn La
  • Hà Giang
  • Yên Bái
  • Bến Tre
  • Đà Lạt
  • Huế
  • Sài Gòn
  • Nha Trang
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Ninh Bình
  • Hạ Long
  • Hải Phòng
  • Lào Cai
  • Tháng 1
  • Tháng 2
  • Tháng 3
  • Tháng 4
  • Tháng 5
  • Tháng 6
  • Tháng 7
  • Tháng 8
  • Tháng 9
  • Tháng 10
  • Tháng 11
  • Tháng 12
  • Dưới 1 triệu
  • Từ 1 đến 2 triệu
  • Từ 2 đến 4 triệu
  • Từ 4 đến 6 triệu
  • Từ 6 đến 10 triệu
  • Trên 10 triệu

Đất nước Mông Cổ - Đất nước với thảo nguyên xanh bao la

Mông Cổ là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây. Dù không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực Tây của Mông Cổ chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38 km (24 dặm). Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan.

Khám phá sa mạc Gobi & thung lũng Orkhon 8 ngày

kham-pha-sa-mac-gobi-thung-lung-orkhon-8-ngay
  • Currently 4.66/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.7/5 trong 352 đánh giá
54.900.000đ / khách
xem-tiep
Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator, là nơi sinh sống của gần 38% dân số.
 

Ví trí địa lý và khí hậu đất nước Mông Cổ

Với diện tích 1.564.116 km² (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru. Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hoà Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới. Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F). Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud.

Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét.

Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm. Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà Bactrian cũng không sống nổi.

Lịch sử hình thành đất nước Mông Cổ

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Đông Hồ, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Nhà Tần đã phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung.Sau đó, người Nhu Nhiên đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết.

Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ 7 và 8. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) ngày nay, và sau đó là người Khiết Đan và người Nữ Chân. Vào thế kỉ 10, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau. Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư.

Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14. Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Y Nhi hãn quốc ở Ba Tư, Sát Hợp Đài hãn quốc ở Trung Á, Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay, và triều Nhà Nguyên ở Trung Quốc. Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng, Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.

Tiếp đó, vào thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919. Ngày 11 tháng 7 năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời theo (chế độ Xã hội chủ nghĩa). Từ 1990, do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó Đảng Nhân dân Mông Cổ là chính đảng lớn nhất.

Dân số Mông Cổ

Dân số hiện tại của Mông Cổ là 3.377.307 người hiện chiếm 0,04% dân số thế giới. Mông Cổ đang đứng thứ 136 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Mông Cổ là 2 người/km2. Với tổng diện tích đất là 1.582.339 km2. 68,79% dân số sống ở thành thị (2.272.654 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Mông Cổ là 28,5 tuổi. 

Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, và được 90% dân số sử dụng. Nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp nước. Những phương ngữ này gồm trong các ngôn ngữ Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ thường được gộp vào trong các ngôn ngữ Altaic, một nhóm các ngôn ngữ được đặt theo tên dãy núi Altay và cũng bao gồm cả các ngôn ngữ Turk và Tungus.

Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin, dù trong quá khứ nó được viết bằng ký tự Mông Cổ. Một kế hoạch tái sử dụng ký tự cũ được dự định vào năm 1994, nhưng vẫn chưa diễn ra vì nhiều lý do. Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakh và tiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai.[cần dẫn nguồn] Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc.

Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, Pháp và Italia. Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.

Cảnh quan đặc trưng tại Mông Cổ

Đặc trưng của hệ sinh thái Mông Cổ chính là đồng bằng lớn với những thảo nguyên rộng bao la và sự ưu thế của những động vật móng guốc ăn cỏ. Thảo nguyên Mông Cổ nổi bật với những đàn thú móng guốc sinh sống, trong đó đáng chú ý là những đàn linh dương quần tụ cùng nhau với số lượng rất lớn, các bầy thú móng guốc thường tụ hội cùng nhau trước khi di chuyển đến nơi có nguồn thức ăn phong phú. Gia súc ở Mông Cổ cũng chiếm số lượng rất lớn và đông đúc trên đồng cỏ.
 
Hệ sinh vật và động vật Mông Cổ có tổng số 138 loài động vật có vú, có 449 loài chim, 75 loài cá cũng như các loài động vật lưỡng cư và bò sát. Tổng cộng có 30 loài động vật có vú và phân loài đã được đưa vào phân loại hiếm và rất hiếm của Sách đỏ Mông Cổ, bao gồm cả các những con ngựa hoang Mông Cổ (còn gọi là Takhi) cũng như nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là quần thể linh dương Mông Cổ khá đông đảo. Mặc dù Mông Cổ hiện có 30 loài động vật có vú đặc trưng, nhưng chỉ có năm loại phổ biến, đó là ngựa, dê, cừu, bò, lạc đà với tổng đàn 60 triệu con, trong đó ngựa Mông Cổ có khoảng trên 2,5 triệu con.

Một vài điều kỳ thú về đất nước Mông Cổ có thể bạn chưa biết

Nhắc đến Mông Cổ, người ta nghĩ ngay đến những thảo nguyên xanh và cuộc sống du mục, nhưng thực thực ra đất nước này có vô vàn những điều thú vị và bí ẩn mà không phải ai cũng biết. Trái với suy nghĩ của nhiều người, rằng đất nước Mông Cổ chỉ có sa mạc và thảo nguyên xanh, với người dân cưỡi ngựa, thì Ulan Bator là một thành phố rất hiện đại, những tòa nhà cao tầng, xe cộ tấp nập. Đây cũng là nơi nằm trong TOP những thủ đô lạnh nhất thế giới, khi mùa đông có thể lạnh đến - 40 độ C. Đất nước này có vô vàn những điều thú vị và bí ẩn mà không phải ai cũng biết.
 

Thiên đường “không rác”

Thế kỷ 21, thật khó để tìm một nơi nào đó không có sự xuất hiện của rác, ấy vậy mà nhiều người đã được bước chân vào một “thiên đường” mà tìm mỏi mắt không thấy có một mẩu rác nào - Thảo nguyên Mông Cổ. Chỉ cần đi ra khỏi thành phố không bao xa là có thể thấy những thảm xanh bạt ngàn nối tiếp nhau, bất tận như tấm thảm khổng lồ giữa trời đất, được thả hồn theo những cánh chim tự do, rong ruổi trên lưng ngựa để sống cuộc sống như những người dân du mục nơi đây. Người Mông Cổ có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Họ không bao giờ xả rác ra môi trường. Sau mỗi lần chuyển chỗ ở, rác đều được thu gọn vào và mang về thành phố, chuyển đến đúng điểm thu nhận. Thói quen này dần được khách du lịch học theo. Dường như, không ai nỡ để thảo nguyên bị rác làm gợn mắt.

Nhiều tập tục “kỳ lạ”

Ít dùng nước để tắm: Người Mông Cổ có một quan niệm thật kỳ lạ rằng, nếu dùng nước để tắm sẽ đụng chạm đến long mạch và các thần linh. Với họ, người nào nặng mùi cơ thể thì người đó càng mang lại nhiều may mắn. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, quan niệm này đã không còn rộng rãi như thời xa xưa, nhưng nều vô tình gặp một ai đó đến từ Mông Cổ và thấy họ “có mùi” thì cũng đừng cảm thấy ngạc nhiên. 
Phụ nữ càng đẹp càng dễ “ế”: Mông Cổ là nơi phụ nữ có sự nghiệp thăng tiến hơn cả đàn ông. Phụ nữ ngày càng hơn đàn ông về trình độ học thức, họ ít gặp phải tình trạng thất nghiệp hơn. Công việc chăn nuôi gia súc vốn dĩ chỉ dành cho nam giới. Ở bất cứ quán bar, quán rượu hay câu lạc bộ nào, thì khách hàng là nữ luôn chiếm số đông. Nhưng cũng chính vì quá vượt trội về địa vị xã hội so với đàn ông, những người phụ nữ Mông Cổ với lối sống hiện đại, quyết định bám trụ ở thành phố để tìm việc sau khi tốt nghiệp, lại cực kỳ vất vả để tìm được một nửa của đời mình.
“Tết Tháng Trắng”: Tết cổ truyền của người Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan Sar, trùng vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt. Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Trung Quốc và Nga nên Tết Nguyên đán của Mông Cổ không hoàn toàn giống với phong tục tập quán của phần lớn các nước châu Á khác. Người Mông Cổ coi màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng hay tặng nhau những đồ vật có màu trắng. Họ có tập tục quỳ gối khi uống rượu và uống trà lúc Giao thừa, chén bát được rửa sạch bằng sữa ngựa.
Lễ hội trên hồ đóng băng: Mỗi năm một lần, người Mông Cổ ở khắp chốn lại lặn lội tới vùng biên giới giáp với Nga, nơi có hồ Khövsgöl sâu nhất thảo nguyên. Trong cái lạnh xuống dưới cả -40 độ C và mặt hồ đóng băng, họ tụ tập vui chơi, ăn mừng vì đã qua mùa đông khắc khổ, chuẩn bị đón những ngày tươi sáng. Trên mặt hồ Khövsgöl đóng băng và sâu đến cả hàng trăm mét, người ta tổ chức đủ các loại hình vui chơi từ truyền thống đến hiện đại.

Tượng đài có ở khắp nơi

Tại Thủ đô Ulan Bator, tượng Thành Cát Tư Hãn ở khắp mọi nơi, từ những vị trí trang nghiêm đến những nơi bình dị, trong nhà lều và đặc biệt luôn hiện diện trong các món đồ trang trí sinh hoạt của nhiều người du mục. Đất nước còn nghèo nhưng Mông Cổ dám bỏ ra trên 4 triệu USD để đầu tư khu tượng đài kết hợp bảo tàng hoành tráng. Tượng Thành Cát Tư Hãn cao khoảng 40m, mang gương mặt uy nghiêm, quyền lực cưỡi trên lưng ngựa dáng đầy oai vệ hướng mặt về phía Đông là nơi ông sinh ra. Như vậy đủ để thấy họ thần tượng Thành Cát Tư Hãn và các vị vua của cựu đế chế ra sao.
 

Hải quân chỉ ở trong “hồ”

Mông Cổ không có biển, thế nhưng mọi người không thể tin rằng Chính phủ Mông Cổ vẫn bỏ tiền ra mua tàu biển và thường dùng một trong số tàu này để chở dầu qua hồ Khövsgöl đến Nga. Không chỉ có tàu, Mông Cổ còn có hẳn một lực lượng hải quân đông tới “7 người”. Công việc của những người lính hải quân Mông Cổ rất đơn giản, đó là làm hướng dẫn viên du lịch.

Những trải nghiệm du lịch có một không hai tại Mông Cổ

Khám phá Mông Cổ sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị khi được hòa mình cùng thiên nhiên hùng vĩ, thả hồn theo những cánh chim tự do, hay rong ruổi trên lưng ngựa để trải nghiệm đời sống du mục của những người dân nơi đây. Tham gia tour du lịch Mông Cổ bạn sẽ được hóa thân thành người du mục rong ruổi trên lưng ngựa hay cưỡi lạc đà băng qua những đụn cát trên sa mạc là trải nghiệm thú vị ở Mông Cổ.

Khám phá thủ đô Ulaanbaatar

Thảo nguyên bao la, vó ngựa trên đồng cỏ, thói quen du mục và các cuộc chinh phạt chính là những nét đặc trưng gắn liền với những chiến công oanh liệt của Thành Cát Tư Hãn. Đến Ulaabaatar, bạn sẽ hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển đất nước từ ngày khởi đầu cho đến nay. Tìm hiểu lịch sử là bước đầu để bạn hiểu thêm về văn hóa cũng như cuộc sống của người dân Mông Cổ.
 
 
Thủ đô Ulaanbaatar nằm trong một thung lũng ở độ cao khoảng 1.300 m và được bao quanh bởi 4 ngọn núi linh thiêng, tạo nên khung cảnh ấn tượng. Đây không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của Mông Cổ mà còn là nơi tập trung rất nhiều viện bảo tàng nổi tiếng (Bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng mỹ thuật Zanabazar, cung điện mùa Đông Bogd Khaan), nhiều tu viện (Choijin Lama, Gandan Khiid), hay quảng trường Sukhbaatar hoành tráng rộng hơn 3 hecta.
 
Đặc biệt, bạn đừng quên chiêm ngưỡng Tsonjin Boldog - tượng đài Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa to khổng lồ, nặng 250 tấn... để hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo, lịch sử oai hùng, cũng như các cuộc chinh phạt của những kỵ binh Mông Cổ thời xưa.

Rong ruổi trên lưng ngựa, hóa thân thành người du mục

Vườn quốc gia Gorkhi Terelj là địa điểm du lịch nổi tiếng nằm gần thủ đô Ulaanbaatar nhất, thu hút rất nhiều du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ chưa có bàn tay con người chạm đến. Nơi đây với không khí trong lành rất thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời. Bạn có thể tản bộ chiêm ngưỡng tảng đá Rùa (Turtle rock) độc đáo, và phóng tầm mắt ra xa ngắm những triền núi xanh biếc. Ngoài ra, Gorkhi Terelj còn có khá nhiều cảnh đẹp như hồ Khargiin Khar trong xanh, suối nước nóng Yetii, tảng đá Ông già đọc sách, tu viện Terelj...
 
Đến Vườn Quốc gia Gorkhi Terelj, bạn còn được trải nghiệm cưỡi ngựa, bắn cung trên thảo nguyên bao la gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Những rừng thông cao ngút trên sườn núi hòa cùng bầu trời trong vắt với từng áng mây bồng bềnh, tạo nên một phông nền làm nổi bật những khóm hoa dại bên dưới thung lũng. Ngồi lên lưng ngựa, bạn sẽ thấy toàn cảnh thung lũng đầy màu sắc.
 
 
Ngoài ra, đến Mông Cổ, bạn sẽ khó quên khi trải qua một đêm ngủ trong những túp lều Ger (hay Yurt) - kiểu nhà ở du mục truyền thống của người dân nơi đây. Những túp lều màu trắng nhìn đơn sơ vậy, nhưng bên trong có đầy đủ tiện nghi như một nhà nghỉ. Người dân hiếu khách sẽ chào đón bạn bằng tiếng Mông Cổ và mời thưởng thức các loại đặc sản như: Suutei tsai (trà sữa), hay Airag - đồ uống lên men thơm nồng của sữa ngựa mang hương vị độc đáo. Các món ăn nơi đây được chế biến đa phần từ thịt cừu, thịt dê... nhiều dinh dưỡng.

Cưỡi lạc đà băng qua những đụn cát trên sa mạc Gobi

Giữa màu xanh bạt ngàn của thảo nguyên, Mông Cổ còn gây ấn tượng với sa mạc Gobi cằn cỗi. Nhưng cái hoang sơ ấy lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan kỳ vĩ. Sa mạc Gobi ôm trọn trong lòng những cồn cát khổng lồ, những ốc đảo đẹp mê hồn và núi đá đã tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, quyến rũ bao bước chân tự do rong ruổi trên "con đường tơ lụa" huyền thoại.
 
 
Chiếc xe sẽ đưa bạn tiến vào vùng đất sa mạc. Một khoảng trời xanh mở ra ngay trước mắt với cồn cát Elsen Tasarkhai trải dài 80 km, được bao quanh bởi những con suối, ngọn đồi, hàng cây liễu và bụi rậm... Tại đây, bạn sẽ khám phá lối sống du mục độc đáo, tìm hiểu chăn nuôi lạc đà, dùng bữa với các món ăn địa phương trong túp lều Ger... Sau đó bạn sẽ tham gia hoạt động trải nghiệm cưỡi lạc đà băng qua những đụn cát, thưởng ngoạn các kỳ quan thiên nhiên trên sa mạc, ngắm hoàng hôn buông xuống hòa cùng bức tranh thảo nguyên xanh ngát.

Khám phá sa mạc Gobi & thung lũng Orkhon 8 ngày

kham-pha-sa-mac-gobi-thung-lung-orkhon-8-ngay
  • Currently 4.66/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.7/5 trong 352 đánh giá
54.900.000đ / khách
xem-tiep

Các bài viết khác

0969 566 598
zalo mes